A. Lý thuyết.
a)
- 1 dm hay $\frac{1}{10}$m còn được viết thành 0,1m.
- 1cm hay $\frac{1}{100}$ m còn được viết thành 0,01m
- 1mm hay $\frac{1}{1000}$ m còn được viết thành 0,001m
=>Các số thập phân $\frac{1}{10}$, $\frac{1}{100}$, $\frac{1}{1000}$ được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
- 0,1 đọc là: không phẩy một; 0,1 = $\frac{1}{10}$
- 0,01 đọc là: không phẩy không một; 0,01 = $\frac{1}{100}$
- 0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,001 = $\frac{1}{1000}$
=>Các số 0,1; 0,01; 0,001 được gọi là số thập phân.
b)
- 5 dm hay $\frac{5}{10}$m còn được viết thành 0,5m.
- 7cm hay $\frac{7}{100}$ m còn được viết thành 0,07m
- 9mm hay $\frac{9}{1000}$ m còn được viết thành 0,009m
=>Các số thập phân $\frac{5}{10}$, $\frac{7}{100}$, $\frac{9}{1000}$ được viết thành 0,5; 0,07; 0,009.
- 0,5 đọc là: không phẩy một; 0,5 = $\frac{5}{10}$
- 0,07 đọc là: không phẩy không một; 0,07 = $\frac{7}{100}$
- 0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,009 = $\frac{9}{1000}$
=>Các số 0,5; 0,07; 0,009 được gọi là số thập phân.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 34 - sgk toán lớp 5
Đọc các phân số thập phân và số thập phân trên các vạch của tia số:
Câu 2: Trang 35 - sgk toán lớp 5
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
a) 7dm =$\frac{7}{10}$m = 0,7m
5dm =$\frac{5}{10}$m =..m
2mm =$\frac{2}{1000}$m =...m
4g =$\frac{4}{1000}$kg =...kg
b) 9cm =$\frac{9}{100}$m =0,09m
3cm = $\frac{3}{100}$m=....m
8mm = $\frac{8}{1000}$m= ...m
6g =$\frac{6}{1000}$kg = ...kg
Câu 3: Trang 35 sgk toán lớp 5
Viết số thập phân và số thập phân thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu):