Giải bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Sách giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể tên một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó. 

Câu trả lời:

  • Một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh: bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao.
  • Tác hại của các loại vũ khí đó: mang tính sát thương, phá hoại công trình, gây độc cho con người,....

KHÁM PHÁ

I. PHÒNG, TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

1. Tác hại

Em hãy phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1

Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Câu trả lời:

Phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1:

  • Bom: một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • Mìn: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • Đạn: vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  

2. Một số biện pháp phòng, tránh

Quan sát Hình 7.2, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nêu nội dung các ảnh ở Hình 7.2.
  • Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra chúng ta cần làm gì?

Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Câu trả lời:

  • Nêu nội dung các ảnh ở Hình 7.2: Một số biện pháp phòng, tránh bom mìn:
    • Hình a: làm hầm trú ẩn.
    • Hình b: tận dụng các công trình, kiến trúc cơ sở hạ tầng để tránh bom. 
    • Hình c: khắc phục hậu quả sau đánh bom. 
  • Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra chúng ta cần:
    • Tổ chức quan sát, phát hiện sớm và thông báo cho mọi người; ngụy trang, nghi binh lừa địch; làm hầm trú ẩn, tận dụng các công trình, kiến trúc hạ tầng để tránh bom; tổ chức sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom; khắc phục hậu quả sau đánh bom.
    • Không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn, không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn; không cưa, đục, tháo gỡ mìn; khi phát hiện mìn, nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng để biết và xử lí.
    • Triệt để lợi dụng địa hình, địa hình và hệ thống công sự, trận địa. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, CHÁY NỔ

1. Phòng, chống thiên tai

Dựa vào hiểu biết của bản thân, đọc thông tin và hoàn thành bảng. 

Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ 

2. Phòng, chống dịch bệnh

Quan sát Hình 7.3, 7.4:

  • Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hậu và dịch Covid19.
  • Em sẽ hành động như thế nào để phòng, chống dịch bệnh.

Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

3. Phòng, chống cháy nổ

Quan sát Hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nêu tác hại do cháy, nổ gây ra.
  • Em hãy tìm hiểu và nêu các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình. 

LUYỆN TẬP

1. Nêu cách nhận biết và tác hại của bom, mìn.

2. Kể tên một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em. Chính quyền, gia đình và bản thân em đã làm gì khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh đó.

3. Em hãy kể về một vụ hỏa hoạn đã xảy ra. Nguyên nhân và tác hại.

4. Em hãy kể lại những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ. 

VẬN DỤNG

1. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn. Khi phát hiện các loại vũ khí đó, em sẽ làm thế nào?

2. Trong một lần trên đường đi học về bất chợt trời đổ mưa và kèm theo sấm chớp, khi đó em sẽ làm gì để bảo đảm an toàn?

3. Một hôm, bạn thân của anh trai em đến nhà chơi và ở lại ăn cơm. Mọi người vui vẻ kể với nhau rât nhiều chuyện. Khi đó, em phát hiện người bạn của anh trai mình vừa trở về từ vùng dịch nhưng không khai báo trung thực để không phải cách li. Lúc đó, em sẽ hành động như thế nào?

4. Khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình, ngọn lửa bắt đầu lan sang các vật dụng khác, em sẽ xử lí như thế nào?