Giải bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Sách giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
1. Hãy kể tên một số chất ma túy mà em biết.
2. Hãy kể tên văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy.
Câu trả lời:
1. Tên một số chất ma túy mà em biết: cần sa, thuốc phiện, heroin, moóc phin (Morphin), methamphetamine (ma tuý đá), nấm ảo giác, lá khát.
2. Tên văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy mà em biết:
- Luật phòng, chống ma túy.
- Nghị đinh 105/2021/NĐ-CP ngày 4/12/2021, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống, ma túy.
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1. Thế nào là chất ma túy?
Câu hỏi: Chất ma túy là gì? Chất ma túy tồn tại ở những dạng nào? Tiền chất ma túy là gì? Phân biệt chất ma túy và tiền chất ma túy?
Câu trả lời:
- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
- Những dạng tồn tại của chất ma túy: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
- Tiền chất ma túy là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.
2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy
Câu hỏi:
- Hãy nêu các tội phạm về ma túy.
- Hãy nêu các việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống ma túy.
Câu trả lời:
- Các tội phạm về ma túy:
- Tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Các việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống ma túy:
- Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng cách treo pano, khẩu hiệu, áp phích, băng rôn;...
- Tổ chức các biện pháp tuyên truyền phòng, chống ma túy bằng hình thức sân khấu hóa, chiếu phim lưu động, kể truyện, tài liệu sách vở.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng “Ngày thế giới và ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, phát động học sinh sinh viên “Chung tay nói không với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng” trongtrường học. Từ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các nội dung về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cho học sinh.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
II. TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ NHỮNG HÌNH THỨC, CON ĐƯỜNG GÂY NGHIỆN
2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
Câu hỏi: Đặc điểm của người nghiện ma túy? Cách nhận biết người nghiện ma túy?
3. Hình thức, con đường nghiện ma túy
Câu hỏi: Hãy nêu một số hình thức sử dụng trái phép chất ma túy.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
2. Trách nhiệm cá nhân
Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma túy?
LUYỆN TẬP
1. Em hãy trình bày hiểu biết về một số chất ma túy điển hình và phổ biến ở Việt Nam hiện nay?
2. Trình bày hậu quả, tác hại cuả tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường.
3. Em hãy nêu những hoạt động nhà trường đã làm để phòng, chống ma túy.
VẬN DỤNG
1. Em hãy trao đổi với các bạn trong lớp về những công việc của lực lượng Công an đã thực hiện phòng, chống ma túy ở địa bàn (xã, phường) nơi em sinh sống.
2. Em hãy sưu tầm những hình ảnh, video về hậu quả, tác hại của tình trạng nghiện ma túy.