Nêu cách nhận biết và tác hại của bom, mìn..

1. Cách nhận biết và tác hại của bom, mìn:

  • Bom: một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • Mìn: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.

2. 

  • Một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em:
    • Thiên tai: sạt lở.
    • Dịch bệnh: Covid 19. 
  • Chính quyền, gia đình và bản thân em đã thực hiện một số biện pháp sau khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh đó:
    • Với thiên tại sạt lở:
      • Theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu.
      • Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cần bảo vệ tính mạng trước tiên.
      • Chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc dấu hiệu không bình thường.
      • Không được đi qua và lại gần quanh khu vực sạt lở đất.
      • Không được đánh cá, vớt củi, bơi lội qua sông, suối khi có mưa lớn hoặc nếu thấy nước có dấu hiệu bất thường như nước sông suối từ trong chuyển sang đục dần.
      • Không đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.
      • Thường xuyên theo dõi tin tức trên báo, đài và ti vi về các đợt mưa lớn, kéo dài, nguy cơ sạt lở đất cao.
      • Tìm hiểu xem ở khu vực gần nhà mình từng xảy ra sạt lở đất chưa, chủ động quan sát các dấu hiệu sạt lở đất; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương khi phát hiện dấu hiệu sạt, lở đất.
      • Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, người già, người khuyết tật những biện pháp phòng tránh cần thiết.
      • Không nên xây nhà ở khu vực đã từng xáy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực ven sông, suối, sườn dốc, gần mái dốc đường giao thông.
      • Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ.
      • Chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây…
      • Trồng cây, bảo vệ rừng để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất.
    • Với dịch bệnh Covid19:
    • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
    • Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
    • Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
    • Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh
    • Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
    • Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
    • Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
    • Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
    • Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

3. Kể về một vụ hỏa hoạn đã xảy ra: đối với nhà nhiều tầng đám cháy thường xảy ra tại tầng trệt; đây là khu vực dễ xảy ra cháy nhất vì là nơi sinh hoạt hàng ngày, đun nấu, thắp hương thờ cùng (bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài); nơi chứa nhiều thiết điện được sử dụng thường xuyên; đặc biệt đối với các hộ sản xuất, kinh doanh thì bao giờ cũng tận dụng tối đa mặt bằng để bày, bán, trữ chứa hàng hóa, thiết bị máy móc, thậm chí xếp cả trên hành lang, cầu thang, chỉ để một lối đi hẹp vào phía bên trong nhà; đường điện câu kéo phục vụ sản xuất, kinh doanh muôn thì hình vạn trạng, không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, các hộ gia đình ở đô thị hầu như đều để các phương tiện như xe máy, ô tô ở tầng trệt, phòng khách, trong nhiều vụ cháy nguyên nhân đã phát sinh từ chính các phương tiện này. Khi đám cháy phát sinh ở tầng trệt, ngọn lửa cùng với khói, khí độc sẽ nhanh chóng chặn lối ra duy nhất, nếu không còn lối ra nào khác thì các nạn nhân khó thoát khỏi cái chết. Điển hình là vụ cháy vào sáng ngày 4/4/2021 tại căn nhà 4 tầng kinh doanh bỉm sữa ở 311 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội; mặc dù lực lượng chữa cháy đã có mặt khá kịp thời nhưng vẫn không thể cứu được các nạn nhân; 04 thi thể được tìm thấy trong tình trạng đã cố tìm cách thoát ra từ tầng tum nhưng lối ra đã bịt kín bằng khung sắt kiên cố.

4. Những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ: 

  • Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi công tác hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng.
  • Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy  để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
  • Trường học phải có nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh khi có cháy xảy ra. Phương án  phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoăc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ xung ngay vào phương án cho phù hợp.
  • Khu nhà nhiều tầng nên có bảng chỉ dẫn trên đường thoát nạn trên lối và đường thoát nạn.
  • Cấm sử dụng điện tùy tiện.
  • Các em học sinh không được nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
  • Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.
  • Hướng dẫn mọi người thoát nạn an toàn. Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới, tập kết mọi người thành khối cán bộ, giáo viên, lớp học sinh, sinh viên. Trong trường hợp khẩn cấp không thoát được theo cầu thang thì hướng dẫn thoát ra các lối ra ban công, ra mái và thông báo mọi người biết để ứng cứu.
  • Thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn.
  • Lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
  • Sử dụng bình chữa cháy để dập cháy. Bình chữa cháy được phân bố rải rác trên khắp diện tích trường học. Khi phát hiện có cháy xảy ra, cán bộ, giáo viên đều phải chủ động lấy bình dập tắt đám cháy.
  • Sử dụng nước để chữa cháy. Triển khai các họng nước chữa cháy (nếu có) tấn công dập tắt ngọn lửa, ngăn chặn cháy lan. Lưy ý, chỉ triển khai nước chữa cháy khi đảm bảo rằng hệ thống điện đã được ngắt và trong trường hợp phòng máy tính, thư viện không còn phương tiện bình chữa cháy để dập cháy.
  • Dùng chăn chữa cháy để dập cháy phủ kín toàn bộ diện tích đám cháy và miết kín xung quanh.