Giải bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Sách lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Cho biết châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào?

- Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.

Giải bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu trả lời:

- Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa. 

- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương

* Các bộ phận của châu Nam Cực: 

- Châu Nam Cực được phân thành hai bộ phận phần phía đông và phần phía tây (lấy kinh tuyến 09 và 180° làm ranh giới).

+ Phần phía đông: có diện tích rộng hơn phần phía tây.

+ Phần phía tây: có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo.

* Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực:

- Đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

- Các biển: biển Oét-den, biển Bê-lin-hao-den, biển A-mun-xen, biển Rớt, biển Đa-vít.

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu hỏi: Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực.

- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Giải bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam CựcGiải bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu trả lời:

- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: Xi-pơn, Cai-xi, Ha-lây, Vô-xtốc, Mai-xơn, Niu-mai-ơ,...

- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

+ Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.

+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

+ Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây.

+ Ngày 1 - 12 - 1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi phần luyện tập

Câu hỏi 1: Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

Câu hỏi 2: Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Câu hỏi phần vận dụng

Câu hỏi 3: Em hãy tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hoà bình thế giới.