A. Kiến thức trọng tâm
I. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Tình hình kinh tế
- Nửa cuối thế kỉ XIV kinh tế suy sụp.
- Nhiều năm bị mất mùa đói kém.
- Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì.
- Ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm.
- Nguyên nhân:
- Nhà nước không quan tâm đến sản xuất
- Vương hầu quí tộc..... chiếm ruộng đất của nông dân.
- Thuế khóa nặng nề .
- Hậu quả: Đời sống nhân dân cực khổ.
2. Tình hình xã hội:
- Vua quan ăn chơi sa đọa.
- Kỉ cương phép nước rối loạn, triều chính bị lũng đoạn.
- 1369 Trần Dụ Tông mất,Dương Nhật Lễ lên thay nhà Trần càng suy sụp.
- Nhà Trần bất lực trước sự tấn công của các thế lực bên ngoài: Cham – pa, nhà Minh.
- Hậu quả: nhân dân nổi dậy đấu tranh.
II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly
1. Nhà Hồ thành lập.
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
- Năm1400, viên quan giữ chức vụ cao nhất trong triều là Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần và lên làm vua lập ra nhà Hồ.
- Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:
- Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền.
- Kinh tế - tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
- Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân,…
- Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.
- Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
3. Ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
- Giải quyết một số khó khăn của đất nước, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
- Tăng nguồn thu nhập của cả nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.
- Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô và nô tì chưa được giải phóng), chưa phù hợp với thực tế.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 74 sgk Lịch sử 7 (Phần I)
Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trạng đó?
Trang 75 sgk Lịch sử 7 (Phần I)
Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thể kỉ XIV?
Trang 76 sgk Lịch sử 7 (Phần 1)
Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Trang 77 sgk Lịch sử 7 (Phần II)
Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trang 79 sgk lịch sử 7 (Phần II)
Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Qúy Ly?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 77 sgk Lịch sử 7 (Phần I)
Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.
Câu 2: Trang 77 sgk Lịch sử 7 (Phần I)
Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?
Câu 3: trang 77 sgk Lịch sử 7 (Phần I)
Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ?
Câu 1: Trang 80 sgk Lịch sử 7 (Phần II)
Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Câu 2: Trang 80 sgk Lịch sử 7 (Phần II)
Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
Câu 3: Trang 80 sgk Lịch sử 7 (Phần II)
Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?