A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Hạ-Chu-Thương)
- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .
- Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh ( tá điền ) nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ .
- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc
- Địa chủ .
- Nông dân tá điền.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán.
- Tần Thủy Hòang (221 tr CN - 206 tr CN) :
- Chia nước thành quận huyện , cử quan cai trị .
- Thống nhất đo lường và tiền tệ.
- Bắt lao dịch .
- Xây Vạn Lý Trường Thành , lăng Ly Sơn, cung A Phòng ..
- Gây chiến tranh , mở rộng lãnh thổ vế phía bắc và nam .
- Hán 206 tr CN - 220 :
- Xóa bỏ pháp luật hà khắc.
- Giảm nhẹ tô thuế , sưu dịch .
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp, nên kinh tế phát triển , xã hội ổn định
- Xâm lược Triều Tiên , chiếm Nam Việt ( Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ).
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
- Đối nội :
- Cử người thân tín cai quản địa phương
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
- Giảm tô thuế .
- Phép quân điền , chia ruộng cho nông dân cày cấy , xã hội phồn vinh cường thịnh .
- Đối ngoại :
- Xâm lược Nội Mông , Tây Vực , Triều Tiên , Củng cố đô hộ ở An Nam ( khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng ).
- Trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu Á.
4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên
- Nhà Tống thống nhất Trung Quốc : 960 – 1279
- Xóa bỏ thuế và sưu dịch nặng nề .
- Mở mang thủy lợi .
- Phát triển thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa , đúc vũ khí
- Có nhiều phát minh
- Đời sống nhân dân ổn định.
- Năm 1271 Hốt Tất Liệt tiêu diệt nhà Tống lập ra nhà Nguyên: (1271 – 1368).
- Phân biệt đối xử giữa người Mông và người Hán .
- Nhân dân nổi dậy chống Nguyên , do nhà Nguyên là người ngọai bang .
5. Trung Quốc thời Minh – Thanh
- Năm 1368 Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh .
- 1644 quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh :
- Xã hội Trung Quốc bị suy thóai , vua quan sa đọa , nông dân đói khổ
- Công thương nghiệp phát triển như xưởng dệt lớn được chuyên môn hóa và có nhiều nhân công như ở Tô Châu , Tùng giang
- Quảng Châu là thương cảng .
- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, xã phong kiến suy yếu
6. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
- Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến - Khổng Tử, Mạnh Tử .
- Văn học:
- Thơ có Lý Bạch , Đỗ Phủ ,Thơ Đường.
- Văn học có Thủy Hử của Thị Nại Am , Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân , Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung .
- Sử ký của Tư Mã Thiên , bộ Đường Thư , bộ Minh sử .
- Khoa học kỹ thuật : giấy viết có Thái Luân , nghề in, la bàn, thuốc súng , dệt vải , làm đồ sứ , đóng tàu , luyện sắt …
- Kiến trúc nhiều cung điện như Cố cung ở Bắc Kinh
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?
Câu 2: Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc?
Câu 3: Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?
Câu 4: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?
Câu 5: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
Câu 6: Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào?
Câu 7: Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau?
Câu 8: Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào?
Câu 9: Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?