A. Kiến thức trọng tâm
1. Phong trào văn hóa phục hưng ( thế kỉ XIV – XVII)
- Khái niệm: "Phong trào văn hóa Phục Hưng" là khôi phục những tinh hóa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.
- Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến kìm hãm, vùi dập các giá trị văn hóa
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị xã hội.
- Nội dung phong trào:
- Lên án giáo hội Ki - tô, phá trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.
- Ý nghĩa:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu Âu và nhân loại.
2. Phong trào cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân: Sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là cản trở đối với giai cấp tư sản. Yêu cầu đặt ra phải tiến hành cải cách.
- Diễn biến:
- Cải cách của M. Lu Thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái.
- Cải cách của Can - vanh (Thụy Sĩ): Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu- thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành.
- Hệ quả: Đạo Ki - tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki - tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau. Bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến?
Câu 2: Qua các tác phẩm của mình, tác giả thời phục hưng muốn nói lên điều gì?
Câu 3: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?
Câu 4: Hãy nêu nội dung tư tưởng của cải cách Lu – thơ và Can – vanh?
Câu 5: Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng là gì?
Câu 6: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?