A. Kiến thức trọng tâm
I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải , rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung . Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng , cai trị , làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á .
- Vua Trần cho bắt giam sứ giả , ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
a. Chuẩn bị của nhà Trần
- Cả nước sắm sửa vũ khí
- Các đội dân binh được thành lập, luyên tập võ nghệ ngày đêm
b. Diễn biến
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào nước ta
- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn đánh địch ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc)
- Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
- Quân giặc điên cuồng tàn phá kinh thành Thăng Long
-> Sau gần một tháng chúng lâm vào tình thế khó khăn
- Nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu (Bến Sông Hồng – Hà Nội) -> Quân địch bị đánh tan tác tháo chạy khỏi nước ta
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1258)
1. Âm mưu xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Năm1279, nhà Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị. (năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên).
- Nhà Nguyên xâm lược Chăm-pa và Đại Việt thôn tính các nước phía Nam.
- Năm1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Chăm-pa. Sau khi chiếm được Chăm-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc chờ phối hợp đánh Đại Việt.
=> Âm mưu dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu thất bại.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Vua Trần triêu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.
(sgk)
III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- Nhà Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc:
- Diễn biến:
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
- Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng:
- Diễn biến:
- 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mai Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Ta thử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.
- Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt ống.
- Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Phần I: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)
Trả lời câu hỏi giữa bài phần I
Câu 1: Trang 56 – sgk lịch sử 7
Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Câu 2: Trang 57 – sgk lịch sử 7
Vì sao quân Mông Cổ đẩy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
Trả lời câu hỏi cuối phần I
Câu 1: Trang 57 – sgk lịch sử 7
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?
Câu 2: Trang 57 – sgk lịch sử 7
Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?
Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên ( 1258)
Trả lời câu hỏi giữa bài phần II
Câu 1: Trang 58 – sgk lịch sử 7
Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt ?
Câu 2: Trang 59 – sgk lịch sử 7
Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?
Câu 3: Trang 59 – sgk lịch sử 7
Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần ?
Câu 4: Trang 61 – sgk lịch sử 7
Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?
Trả lời câu hỏi cuối phần II
Câu 1: Trang 61 – sgk lịch sử 7
Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?
Câu 2: Trang 61 – sgk lịch sử 7
Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai?
Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
Trả lời câu hỏi giữa bài phần III
Câu 1: Trang 63 – sgk lịch sử 7
Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?
Câu 2: Trang 63 – sgk lịch sử 7
Hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.
Câu 3: Trang 64 – sgk lịch sử 7
Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân nguyên như thế nào?
Câu 4: Trang 65 – sgk lịch sử 7
Em hãy nêu ý nghĩa của của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?
Trả lời câu hỏi cuối phần III
Câu 1: Trang 65 – sgk lịch sử 7
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?
Câu 2: Trang 65 – sgk lịch sử 7
Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?