Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng....
a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng:
- Trường hợp 1: Hải lo lắng, căng thẳng trước cuộc thi hùng biện và bạn nhận ra rằng nếu tiếp tục tình trạng này thì nhất định kết quả sẽ không tốt. Vì vậy, Hải đã hít thở sâu để giúp cơ thể bình tĩnh lại và tự khích lệ bản thân sẽ làm tốt. Nhờ vậy mà cuộc thi của Hải diễn ra thành công và đạt kết quả tốt.
- Trường hợp 2: Mai rất lo sợ và căng thẳng khi làm mất đồng hồ vì sợ bố mẹ trách mắng. Vì vậy Mai đã chạy thể dục vòng quanh khu nhà, để giúp đầu óc thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Nhờ vậy mà Mai không còn thấy sợ hãi nữa mà can đảm nói sự thật với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn.
- Trường hợp 3: Tuấn sợ bố mẹ sẽ thất vọng khi biết kết quả kiểm tra của mình không tốt như mong đợi nên rất buồn và tự trách bản thân. Nhưng Tuấn đã bình tĩnh lại, thay đổi suy nghĩ của bản thân theo hướng lạc quan hơn, tin tưởng rằng bản thân sẽ làm tốt hơn trong những bài kiểm tra tiếp theo. Nhờ vậy mà bạn không còn căng thẳng nữa.
- Trường hợp 4: Hà lo lắng căng thẳng vì luôn bị những tin nhắn từ người lạ trên mạng quấy rối. Hà đã tìm đến sự giúp đỡ của mẹ. Mẹ Hà đã an ủi và trấn an Hà, giúp Hà ngăn chặn những tin nhắn đó. Vì vậy mà Hà sớm thoát khỏi trạng thái âu lo.
b) Những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng:
- Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện cơ thế và cảm xúc của bản thân; tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng, sau đó có cách ứng phó tích cực.
- Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực, vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, yêu thương bản thân,...
- Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,..