Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các....

a) Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. (Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP).

  • Biểu hiện của bạo lực học đường:
    • Trường hợp 1: C đã nhiều lần gây gổ đánh nhau và đánh bạn cùng lớp làm cho bạn bị thương.
    • Trường hợp 2: H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu khiến cho H vô cùng tự ti.
    • Trường hợp 3: N đã trêu chọc Q khiến cho Q cảm thấy mất thể diện, còn Q thì vì bạn trêu chọc mà đã đánh N.
  • Một sô biểu hiện khác: Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,.. xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Nguyên nhân của bạo lực học đường:

  • Trường hợp 1: Do C thiếu đi sự quan tâm, dạy dỗ từ phía gia đình nên đã giao du với những người bạn xấu, dẫn đến thiếu kĩ năng sống, không biết cách giải quyết vướng mắc với bạn.
  • Trường hợp 2: Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh nên khi xảy ra mâu thuẫn, những nhóm bạn đông sẽ có xu hướng cô lập, nói xấu, chế giễu những bạn có mâu thuẫn với mình.
  • Trường hợp 3: Do tính cách của N thì thích trêu chọc bạn, còn Q thì không giữ được bình tĩnh khi bị trêu chọc đã dẫn tới xô xát với nhau.

Một số nguyên nhân khác: Nguyên nhân của bạo lực học đường do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh, do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống, do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Nhận xét:

  • Trường hợp 1: Bạn C đã bị nhà trường kỉ luật.
  • Trường hợp 2: Bạn H đã bị khủng hoảng tâm lí nghiêm trọng, có dấu hiệu trầm cảm.
  • Trường hợp 3: Bạn Q và N bị nhà trường kỉ luật.

Tác hại của bạo lực học đường:

  • Đối với học sinh: hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung; ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu; gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh; ảnh hưởng tiêu cực đến học tập.
  • Đối với gia đình: gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai gia đình, gây bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ trong gia đình.
  • Đối với nhà trường và xã hội: gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh và nhà trường; mất đi những người tài có ích cho xã hội.