a. Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan là một tản văn vì

- Văn bản miêu tả cây mận đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó của tác giả với cây mận.

– Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết đối với cây mận đã gắn bỏ nhiều năm với cả gia đình và trở thành kí ức không thể nào quên. Từ dòngđầu tiên của văn bản, tác giả đã bộc lộ cảm xúc với cây mận: “Tôi đã từng nghĩ rằng, có viết bao nhiêu dòng, bao nhiêu trang cũng không thể đủ, không thể thoả lòng về niềm yêu mến của tôi đối với cải cây ấy”.

– Chất trữ tình: cảm xúc, suy nghĩ của tác giả hoà quyện với vẻ đẹp tươi mát của cây mận, ví dụ mỗi khi miêu tả cây mận, tác giả đều thể hiện tinh cảm tha thiết đan xen với lời ta: “Tôi có thể ngồi cả buổi ở hiện nhà, trong cải nắng vàng nhạt ấm áp, giỏ lạnh vẫn thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cải lá rụng về phía cuối sân. Mỗi khi một cánh hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cải, như là nó bị đau. Thấy thương cây mận.” hoặc qua phép so sánh tinh tế: “Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình để lấy những đứa con”.

– Cái tôi của Đỗ Bích Thuỷ thể hiện trong văn bản là cái tôi dịu dàng, trong trẻo, đầy nữ tính giàu cảm xúc; cách nhìn, cách nghĩ, cách xung gọi mang nét riêng của tâm hồn tác giả, chẳng hạn như cách tự vấn. “Lại nghĩ, liệu rồi mình có muốn giống cây mận kia không? Không biết.”, hay như cách tác giả đối thoại với cây mận như với một con người thực sự chứ không phải một vật vô trị: “Tôi muốn khóc lắm. Thật là thế. Tôi đã luôn tin rằng cây mận sẽ nhớ tôi biết bao, giống như tôi luôn nhớ nó. Một cải cây có linh hồn, mong manh, nhạy cảm, tinh tế, và trĩu nặng ân tình”.

– Ngôn ngữ trong tản văn này thể hiện đặc điểm thể loại: tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tinh

 bản được xác định đưa vào việc năm

b. Chủ để văn bản được xác định dựa vào việc nắm đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt.

Văn bản có thể chia làm 3 phần với các nội dung chính như sau:

− Phần 1 (từ đầu đến “Ngồi đan, và ngắm cây mận. Lúc nào tôi cũng muốn làm hai việc này cùng với nhau”): Giới thiệu khung cảnh êm đềm thời thơ ấu, và sự gắn bó với cây mận suốt thời thơ ấu.

– Phần 2 (tiếp theo đến “Người ta chặt bỏ nó đi): Thời niên thiếu và Trưởng thành của tác giả bên cây mận, cho đến khi cả gia đình rời đi và cây mận bị chặt bỏ

− Phần 3 (còn lại): Tỉnh cảm sâu sắc của tác giả dành cho cây mận.Chủ đề của văn bản Qua hình ảnh cây mận, tác giả thể hiện những suy tu, cảm xúc về dòng chảy của thời gian và ý nghĩa của cây đối với con người.

c. Khi viết một đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về tinh cảm đặc biệt giữa tác giả và cây mận, trước hết em hãy gạch đầu dòng những suy nghĩ của minh, chọn lọc suy nghĩ mà em cho là hợp lí nhất. Em cũng có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để có thể xác định được suy nghĩ của mình

– Em đồng ý hay không đồng ý với cách thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây mận?

– Tình cảm đặc biệt ấy, theo em, có phải là điều thường thấy trong cuộc sống không?

– Em có hiểu hoặc đồng cảm được với tình cảm ấy không? Nếu có, phải chăng em cũng từng có tình cảm tương tự với một cải cây, một bông hoa, một khung cảnh, hay một đồ vật? Nếu không, em hãy viết ra và giải thích lí do, - Tình cảm ấy liệu có giúp em nhìn nhận việc đối xử với cỏ cây, hoa là, thiên nhiên,.. theo một cách khác? Đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em không cần dài, nhưng cần rõ ràng, mạch lạc, lí giải được vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.