Dạng 1: Phương trình mặt phẳng (P) đi qua 1 điểm và biết VTPT hoặc cặp VTCP.

I.Phương pháp giải

+) Loại 1: Viết phương trình mặt phẳng (P) khi biết vecto pháp tuyến \vec{n}(A; B; C) và một điểm M_{0}(x_{0}; y_{0}; z_{0}) thuộc (P).

  • phương trình (P) có dạng A(xx0)+B(yy0)+C(zz0)=0
  • Khai triển và rút gọn ta được dạng tổng quát: Ax + By + Cz + D = 0, với D = (Ax0+By0+Cz0)

+) Loại 2: Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa ba điểm không thẳng hàng M, N, I :

  • Tìm vecto pháp tuyến của (P) np=[MN,MI].
  • Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M và có vecto pháp tuyến  np như loại 1

II.Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M(2; 5; -7) có vecto pháp tuyến np(5;2;3).

Bài giải:

Mặt phẳng (P) đi qua điểm M(2; 5; -7) có vecto pháp tuyến np(5;2;3) có phương trình:

5(x-2) -2(y-5) -3(z+7) = 0

5x - 2y - 3z - 21 = 0.

Bài tập 2: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua 3 điểm A(2;-1;3), B(4;0;1), C(-10;5;3)

Bài giải:

Ta có: AB=(2;1;2);AC=(12;6;0)

Gọi a=[AB,AC]=(|1260|;|22012|;|21126|)=(12;24;24)=(1;2;2)

Ta chọn vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là AC(1;2;2).

Từ đó ta tìm được phương trình của mặt phẳng (P) là :

1.(x-2) + 2.(y+1) + 2.(z-3) = 0

hay x + 2y + 2z - 6 = 0.