Cho đến nay, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại qua nhiều kiểu nhà nước khác nhau. Trong đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các kiểu nhà nước trước đó. Vậy mới ở điểm nào và khác như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
a. Nguồn gốc của nhà nước.
- Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
b. Bản chất nhà nước
- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của các giai cấp này đối với giai cấp khác
- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế và đàn án đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
=>Xét về mặt bản chất, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
b. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tính nhân dân
- Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí
- Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
- Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
- Tính dân tộc
- Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
- Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
d. Vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị.
- Thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, thể chế hóa và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
- Tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình trong xã hội.
- Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự…
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Tại sao khi đó nhà nước xuất hiện?
Câu 2: Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
Câu 4: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? Tại sao?
Câu 5: Vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?
Câu 6: Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta?
Câu 7: Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Câu 8: Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết.
Câu 9: Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình?