Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh, sáng tạo, với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác. Vì vậy chúng ta cần phải làm gì để góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển? Câu trả lời chính là bài học ngày hôm nay mà Trắc nghiệm Online muốn giới thiệu đến các bạn..

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Sản xuất của cải vật chất.

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

  • Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

  • Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội
  • Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

=> Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

Có 3 yếu tố cơ bản:

  • Sức lao động
    • Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất.
    • Sức lao động gồm: thể lực và trí lực.
    • Lao động là hoạt động có mucj đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
  • Đối tượng lao động
    • Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
    • Đối tượng lao động có hai loại: Đối tượng lao động có sẵn (gỗ, đất đai, khoáng sản…) và đối tượng lao động qua tác động của lao động (sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng…)
    • Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn.
    • Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ  tài nguyên, môi trường sinh thái.
  • Tư liệu lao động.
    • Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
  • Phân loại tư liệu lao động:
    • Công cụ lao động
    • Kết cấu hạ tầng
    • Hệ thống bình chứa

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với  cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Phát triển kinh tế

  • Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và ông bằng xã hội.
  • Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:
  • Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế
  • Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.
  • Cơ sở của tăng trưởng kinh tế:
  • Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
  • Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.
  • Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
  • Gắn với chính sách dân số phù hợp.
  • Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và tiến bộ.

b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

  • Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.
  • Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.
  • Đối với xã hội:
    • Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
    • Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
    • Là điều kiện kiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn vè kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động của một số ngành sản xuất mà em biết?

Câu 2: Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động.

Câu 3: Hãy cho biết vì sao Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu?

Câu 4: Em hãy trình bày những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế và biểu hiện của nó ở nước ta hiện nay?

Câu 5: Nêu một ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 6: Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?

Câu 7: Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình mình và em có thể làm gì để phát triển kinh tế gia đình?