Quan sát trên thị trường chúng ta bắt gặp những hiện tượng gang đua, giành giật hay cạnh tranh giữa những người bán với nhau, giữa những người mua với nhau, giữa xí nghiệp hoặc cửa hàng này với xí nghiệp cửa hàng kia...Vậy những hiện tượng đó có tốt hay không và có cần thiết như vậy?.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh.
- Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh
a. Mục đích của cạnh tranh
- Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác.
b. Biểu hiện
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
- Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi...
c. Các loại cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau
- Cạnh tranh giữa người mua với nhau
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài
3. Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực của cạnh tranh
- Kích thích lực lượng sản xuất, KH – KT...
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực
- Thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế, nâng cao năng lực...
b. Mặt hạn chế của cạnh tranh
- Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên.
- Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 2: Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.
Câu 3: Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào (êm dịu hay gay gắt quyết liệt)? Tại sao?
Câu 4: Từ tính hai mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh, hãy cho biết Nhà nước cần làm gì để phát huy mặt tích cực và khắc phục được mặt hạn chế của cạnh tranh hiện nay ở nước ta?
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Để phát huy mặt tích cực cuả cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần để ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 6: Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, em sẽ xử lí như thế nào?