A. Kiến thức trọng tâm
I. Tình hình chính trị - kinh tế
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
a. Hành chính:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
- Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
b. Luật pháp:
- Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815 , nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)
c. Quân đội:
- Bao gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
2. Kinh tế dưới thời Nguyễn:
a. Nông nghiệp:
- Chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.
- Đặt lại chế độ quân điền.
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
=>Nông nghiệp ngày càng sa sút.
b. Thủ công nghiệp:
- Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu...
- Ngành khai mỏ được mở rộng, nhưng kĩ thuật còn lạc hậu, hoạt động thất thường.
- Các nghề thủ công vẫn phát triển, thợ thủ công nộp thuế sản phẩm nặng nề.
=>Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị phân tán.
c. Thương nghiệp:
- Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi.
- Xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với nước ngoài.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 136 – sgk lịch sử 7
Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Câu 2: Trang 137 – sgk lịch sử 7
Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng như thế nào ?
Câu 3: Trang 137 – sgk lịch sử 7
Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?
Câu 4: Trang 137 – sgk lịch sử 7
Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn ?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 139 – sgk lịch sử 7
Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào ?
Câu 2: Trang 139 – sgk lịch sử 7
Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn ?
Câu 3: Trang 139 – sgk lịch sử 7
Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào ?