33.5. Ta ghép như sau:
1 – D
Ở vị trí A người quan sát nhìn thấy Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí A sẽ dần dần nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn.
2 – C
Ở vị trí B người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất vào gần giữa trưa. Vì ở vị trí này nhận được toàn bộ ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống bề mặt.
3 – A
Ở vị trí C người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lặn vào chiều tối. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí C sẽ dần dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu nữa.
4 – B
Ở vị trí D đang là ban đêm. Vì ta thấy ở vị trí này không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.
33.6.
Trong hình vẽ ta thấy, Mặt Trời nhô khỏi mặt đất ở hướng đông được một góc khoảng 45 độ.
Mà Mặt Trời mọc ở hướng đông (6h sáng) lặn ở hướng tây (6h chiều) coi như là quay được một góc 180 độ trong 12 giờ.
Vậy thời gian để Mặt Trời nhô lên được góc 45 độ là:
45.12 : 180 = 3 (giờ)
Thời điểm quan sát thấy Mặt Trời ở vị trí như hình vẽ kể từ lúc Mặt Trời bắt đầu mọc là: 6 + 3 = 9 giờ sáng.