23.53. Cần phải bảo vệ các loài thú quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
Để bảo vệ và phát triển các loài thú, chúng ta cần:
- Bảo vệ môi trường sống của các loài động vật
- Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã
- Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên
- Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế
23.54. Nhiều loài động vật có xương sống bắt sâu bọ, côn trùng, gặm nhấm phá hoại cây trồng, gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông.
- Ví dụ:
- Thằn lằn, chim sâu, chim sáo bắt sâu bọ
- Rắn, chim cú, mèo rừng, mèo nhà bắt chuột
23.55.
Đặc điểm Lớp | Nhận biết | Đại diện | Vai trò | Tác hại |
Cá | - Sống ở nước - Di chuyển nhờ vây - Hô hấp bằng mang - Đẻ trứng | Cá chép, cá chuồn | - Cá cung cấp nguồn thực phẩm - Da một số loài cá có thể dùng đóng giày, làm túi - Cá ăn bọ gậy, sâu hại lúa - Cá nuôi để làm cảnh | - Một số loài cá có độc, gây nguy hiểm cho người nếu ăn phải |
Lưỡng cư | - Có đời sống vừa ở cạn, vừa ở nước - Da trần. luôn ẩm ướt, dễ thấm nước - Hô hấp bằng da và phổi - Đẻ trứng và thụ tinh trong nước | Ếch, nhái | - Có giá trị thực phẩm - Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng
| - Một số lưỡng cư có truyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc |
Bò sát | - Thích nghi với đời sống ở cạn - Da khô, phủ vảy sừng - Hô hấp bằng phổi - Đẻ trứng | Thằn lằn, cá sấu | - Có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu - Tiêu diệt một số loài có hại cho nông nghiệp | - Một số loài có nọc độc có thể gây hại cho người và động vật |
Chim | - Có lông vũ bao phủ khắp cơ thể - Đi bằng hai chân - Chi trước biến đổi thành cánh - Đẻ trứng | Chim bồ câu, vịt | - Thụ phấn cho hoa, phát tán hạt - Làm thực phẩm | - Là tác nhân truyền bệnh - Phá hoại mùa màng |
Thú | - Có lông mao bao phủ khắp cơ thể - Có răng - Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ | Chó, mèo | - Cung cấp thực phẩm, sức kéo - Làm cảnh - Làm vật thí nghiệm - Tiêu diệt gặm nhấm có hại | - Là vật trung gian truyền bệnh |