Sau mỗi năm bão thường xuất hiện rất nhiều ở miền Trung, vậy bạn có thắc mắc bão xuất hiện từ đâu chưa? Bão gây thiệt hãi tinh thần cũng như cơ sở vật chất, hoa màu. Mỗi năm miền Trung lại đối mặt với rất nhiều cơn bão, bão khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Cùng Trắc nghiệm online tìm hiểu rõ hơn Bão hình thành từ đâu? Tại sao miền Trung nước ta thường có bão dưới bài viết này nhé.
Bão là gì?
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là 1 loại hình thời tiết cực đoan.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi...
Bão là xoáy thuận quy mô synop (500-1000 km) không có frông, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.
Trong không gian ba chiều, bão là 1 cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.[1]
Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng 0. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão. Wikipedia
Các loại bão
- Bão tuyết: là hiện tượng tuyết rơi rất dày kèm theo gió mạnh. Thường xuất hiện ở các nước đới lạnh hoặc đới ôn hòa.
- Lốc cát: còn gọi là quỷ cát, là hiện tượng cát cuốn lên rất cao, xảy ra vào giữa trưa, ở những vùng sa mạc.
- Tố: là hiện tượng gió tăng tốc một cách đột ngột, đi kèm với những cơn dông mạnh.
- Dông: là loại bão có đi kèm sấm sét, mưa to hoặc mưa đá.
- Lốc xoáy: là hiện tượng 1 luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ 1 đám mây dông xuống tới mặt đất.đặc biệt ở chỗ là dông có thể xuống chỗ đồng trống (nông thôn) và thành phố
- Bão lửa: là cách gọi những đám cháy dữ dội đã tự tạo cho mình 1 hệ thống đối lưu và gió riêng khiến nó trở nên cực kỳ lớn và rất khó kiểm soát hay dập tắt.
- Xoáy thuận nhiệt đới: là các hệ thống bão (storm system) quay nhanh đặc trưng bởi 1 trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn.
Bão được hình thành như thế nào?
Bão gây thiệt hại rất nhiều cho người miền Trung mỗi năm. Vậy bão hình thành từ đâu?
- Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới, hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước nóng, tối thiểu là 26 độ C
- Ở độ sâu ít nhất là 50m, khi nước ấm sẽ có hiện tượng bốc hơi lên, mang theo độ ẩm, cột hơi nước này thường sẽ cao khoảng từ 10 đến 15 km
- Do trái đất của chúng ta nghiêng và tự quay quanh trục của nó nên sẽ hình thành một lực, gọi là lực Coriolis. Lực này khiến cho các cột hơi nước sẽ bay lên và di chuyển theo hình xoắn ốc chứ không phải đường thẳng
- Điểm đặc biệt của lực này là ở 2 cực thì lực Coriolis sẽ mạnh nhất, và sẽ yếu dần khi tiến lại gần xích đạo. Vì thế vĩ độ 5 trở về xích đạo sẽ không có bão, do lực Coriolis quá yếu. Bão sẽ được hình thành ở những nơi có vĩ độ 5-20 và ở 2 nửa bán cầu
- Tóm lại, bão được hình thành do nước biển nóng lên, điều đó dẫn đến việc hơn nước bốc hơi, kết hợp với việc trái đất xoay tròn và nghiêng nên dẫn đến các luồng hơi nước xoắn ốc và tạo nên bão
- Khi lượng nước bốc hơi càng mạnh thì năng lượng của cơn bão càng nhiều, dẫn đến sức tàn phá của nó cũng lớn theo.
- Bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trung bình, những cơn bão bình thường sẽ có đường kính rơi vào khoảng 300-500 km. Đặc biệt, những cơn bão lớn từng được ghi nhận có đường kính lên tới 1000km.
Vì sao ở miền Trung nước ta thường xuyên có bão
Hằng năm ở miền Trung nước ta phải gánh chịu hàng chục cơn bão biển và gió mùa đông Bắc. Do biến đổi khí hậu nên những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt. Miền Trung là nơi phải hứng chịu gió phơi Tây Nam , loại gió mang hơi ẩm nhiều nên thường gây mưa. Khi bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.
Mùa mưa bão ở miền Trung thường kéo dài rất sớm bắt đầu từ tháng 8-11, mỗi năm trung bình có 8-11 cơn bão.
Bờ biển miền Trung dài 1200km, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp do dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển. Đa số các sông ở đây đều ngắn, có độ dốc lớn và lưu vực thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Bên cạnh đó, các cửa sông lại hay bị bồi lấp khiến việc thoát lũ cho vùng đồng bằng bị cản trở.
Các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ và không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng nên khi có mưa lớn thường gây ra ngập úng cho các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông.
Trên đây là tất cả những thông tin về bão, sự hình thành bão và vì sao ở miền trung thường xuyên có bão. Hy vọng rằng Việt Nam luôn có những dự báo thời tiết chính xác nhất, đề kịp thời ứng phó với bão để tranh tình trạng thiệt hại về tài sản và người.