Bảng tính tan Hóa học 11 kiến thức đầy đủ dễ nhớ

Bảng tính tan là một trong những kiến thức cơ bản của môn hóa học nhưng nó lại rất quan trọng. Chúng bao gồm những kiến thức về chất kết tủa, chất bay hơi, chất không tan trong nước... tuy nhiên với nhiều thông tin như vậy sẽ rất khó nhớ đối với nhiều bạn học sinh. Dưới đây, Trắc nghiệm online sẽ giúp bạn nắm chắc được kiến thức cũng như cách học thuộc bảng tính tan dễ nhất và nhanh nhất nhé.

Bảng tính tan là gì?

Trong bảng tính tan, ô màu lam chỉ những hợp chất tan được tạo bởi ion âm phía trên và ion dương bên trái. Bảng dưới đây diễn tả trạng thái tan của một số chất tại 1atm (khoảng 101325 Pa) và nhiệt độ phòng (khoảng 293,15K = 25,15oC). Một số ô có chữ "tan được", một số "ít tan", "không tan" và một số "khác" không tồn tại trong dung dịch hoặc bị nước phân tích, hoặc ở trạng thái khác. Để biết thêm thông tin, xin xem bài bảng độ tan. Wikipedia

Bảng tính tan đầy đủ nhất của Muối, Axit và Bazo

I: Chất Ít tan

K : Không tan ( Kết tủa )

T : Tan ( Không kết tủa )

- : Chất không tồn tại hoặc bị nước phân hủy

Cách ghi nhớ bảng tính tan

Hợp chất Tính chất Trừ

Axit (xem ở cột ion H+ và anion gốc axit tương ứng).

Đều tan.

H2SiO3

Bazo (xem ở hàng ion OH- và các cation tương ứng).

Không tan.

LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NH4OH.

Muối liti Li+

Muối natri Na+

Muối kali K+

Muối amoni NH4+

Đều tan.

Muối bạc Ag+

Không tan (thường gặp AgCl).

AgNO3, CH3COOAg.

Muối nitrat NO3-

Muối axetat CH3COO-

Đều tan.

Muối clorua Cl-

Muối bromua Br-

Muối iotua I-

Đều tan.

AgCl: kết tủa trắng

AgBr: kết tủa vàng nhạt

AgI: kết tủa vàng

PbCl2, PbBr2, PbI2.

Muối sunfat SO42-

Đều tan

BaSO4, CaSO4, PbSO4: trắng

Ag2SO4: ít tan

Muối sunfit SO32-

Muối cacbonnat CO32-

Không tan

Trừ muối với kim loại kiềm và NH4+

Muối sunfua S2-

Không tan

Trừ muối với kim loại kiềm, kiềm thổ và NH4+

Muối photphat PO43-

Không tan

Trừ muối với Na+, K+ và NH4+

Chất tan và chất không tan: 

Ở trong nước có chất tan và chất không tan, có chất tan ít, có chất tan nhiều.

Tính tan của một số axit, bazo, muối
– Bảng tính tan của Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic.

– Bảng tính tan của Bazo: phần lớn các bazo không tan trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH,..

– Bảng tính tan của Muối:

  • Những muối natri, kali đều tan.
  • Những muối nitrat đều tan.
  • Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn các muối cacbonat không tan.

Định nghĩa độ tan

Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện nhất định.

Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Độ tan của một chất trong nước

Nếu 100 gam nước hòa tan:

> 10 gam chất tan → chất dễ tan hay chất tan nhiều.

< 1 gam chất tan → chất tan ít.

< 0,01 gam chất tan → chất thực tế không tan.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Tính hóa tan của một chất có tác động của nhiều yếu tố, do vậy các bạn cần phải nắm được thông tin sau đây:

Nhiệt độ

  • Đối với chất khí, độ tan của nó sẽ tỷ lệ nghịch với nhiệt độ khi trong dung môi. Người ta thường đun nóng chất khí để loại bỏ những chất như CO2 và O2 ra khỏi dung môi mà không làm biến đổi cũng như làm phân hủy chất. Đồng thời còn giúp được dược chất ổn định.
  • Chất rắn thu nhiệt thì khi nhiệt độ càng cao khiến cho độ hòa tan càng lớn. Còn với chất rắn tỏa nhiệt khi hòa tan thì ngược lại nhiệt độ càng giảm, độ tan sẽ càng tăng.

Áp suất (đối với chất khí)

Như các bạn học hóa đã biệt, trong định luật Henry, nếu các chất khí có độ tan nhỏ và áp suất không quá cao thì khi tăng áp suất trên bề mặt chất lỏng không đổi thì lượng chất khí hòa tan trong một thể tích chất lỏng xác định cũng sẽ tăng. Và ngược lại.

Độ phân cực của chất tan và dung môi

  • Các chất phân cực cũng thường dễ tan hơn trong môi trường dung môi phân cực cụ thể như kiềm, nước, dung dịch muối hay axit vô cơ,…
  • Những chất ít phân cực cũng sẽ dễ tan môi trường dung môi hữu cơ kém phân cực bao gồm chloroform, benzene, toluene, dicloromethan,…

Dạng thù hình

Thường loại chất rắn dạng vô định hình sẽ có độ tan lớn hơn so với chất rắn dạng tinh thể trong cùng một môi trường dung môi. Đó là bởi khi chất rắn ở dạng kết tinh thì sẽ có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương đối bền vững. Bởi vậy mà nó cần nhiều năng lượng để có thể phá vỡ cấu trúc hơn. Ngược lại thì chất rắn dưới dạng vô định hình sẽ không ổn định như dạng tinh thể, chúng có xu hướng chuyển sang dạng tinh thể.

Hiện tượng hydrat hóa

Trong quá trình kết tinh, chất rắn thường có thể được tồn tại dưới dạng ngậm nước hoặc dạng khan. Đối với dạng ngậm nước, chất rắn ở dạng khan sẽ có tính tan lớn hơn.

Hiện tượng đa hình

Với môi trường kết tinh khác nhau sẽ tạo điều kiện để chất rắn tồn tại dưới các dạng tinh thể khác nhau bao gồm Hydrat, đồng kết tinh, .. cùng với những tính chất vật lý và độ tan trong dung môi không giống nhau. Thường với những tinh thể kém bền vững thì sẽ đòi hỏi  ít năng lượng trong phá vỡ cấu trúc do vậy mà dễ tan hơn.

Độ pH của dung dịch

  • Khi kiềm hóa dung môi, axit yếu sẽ có độ tan tăng lên
  • Nếu axit hóa dung môi, độ tan của các chất kiềm yếu sẽ tăng lên
  • Đối với những chất lưỡng tính, độ tan của các chất này giảm dần khi mà độ pH càng gần điểm đẳng điện và ngược lại.

Chất điện ly

Độ tan của các chất tan có thể bị giảm trong chất điện ly trong dung dịch do vậy bạn cần phải lưu ý pha loãng chất điện ly trước khi hòa vào dung dịch.

Các ion cùng tên

Trường hợp nồng độ của các ion cùng tên tăng lên, có thể làm cân bằng điện ly của chất tan thì sẽ làm chuyển dịch về hướng phân tử ít tan và làm giảm đi độ tan của chất. Bởi vậy mà trong quá trình hóa tan, bạn cần phải tiến hành với những chất ít tan trước, sau đó mới đến những chất dễ tan.

Hỗn hợp dung môi

ếu như bạn kết hợp các hỗn hợp dung môi đồng tan cùng với nước cụ thể như glycerin-ethanol-nước thì sẽ làm tăng độ tan của những chất khó tan.

Ý nghĩa của bảng tính tan

Bảng tính tan cho ta biết độ tan các chất trong nước: chất nào kết tủa, bay hơi, chất tan hay không tồn tại trong dung dịch. Từ đó có thể nhận biết và các bài toán có kiến thức liên quan.

Cách đọc bảng tính tan dễ dàng

Độ tan của muối, axit, bazo trong nước vừa được chia sẻ ở trên, bạn có thể ghi nhớ tính tan của các chất này trong nước. Cụ thể như:

Đối với muối

  • Các muối có gốc halogen như -Br, -Cl, -F… thì đều có khả năng tan trong nước.
  • Muối gốc Sunfit (SO3), Silicat (SiO3),  Cacbonat (CO3) hay Sunfua (S) đều sẽ khó tan, thậm chí không tan trong nước. Tuy nhiên, nếu các gốc này kết hợp với kim loại có tính kiềm thì chúng sẽ tạo ra những hợp chất muối tan được trong nước.
  • Ngoài ra, một số kim loại kiềm bao gồm Na, K,  Li… sau khi kết hợp thành muối thì chúng đều có thể tan trong nước. Nhìn vào bảng tính tan hóa có thể thấy các hàng có chứa kim loại tính kiềm, ký hiệu bằng chữ T, tức là các chất dễ tan.
  • Muối gốc Sunfat (SO4) đa số đều tan trong nước, trừ muối sunfat của kim loại bari không tan.

Lưu ý: Một số muối không tồn tại hoặc chúng có thể bị phân huỷ ngay trong nước thì trong bảng tính tan được ký hiệu bằng dấu “-“. Các trường hợp này không nhiều nhưng cũng gần phải ghi nhớ nhé.

Đối với axit và bazo

  • Mọi loại axit đều tan dễ dàng trong nước, tuy nhiên có H2CO3 sẽ dễ bị phân huỷ trong nước và các axit có gốc silicic như H2SiO3, H4SiO4… thì không tan.
  • Các bazo thì đa số không tan trong nước, ngoại trừ bazo của kim loại kiềm như Li, K, N đều tan trong nước và bazo của kim loại nhóm 2 sẽ ít tan trong nước.

Bài thơ ngắn về tính tan:

Loại muối tan tất cả
là muối ni-tơ-rat
Và muối axetat
Bất kể kim loại nào.

Những muối hầu hết tan
Là clorua, sunfat
Trừ bạc, chì clorua
Bari, chì sunfat.

Những muối không hòa tan
Cacbonat, photphat
Sunfua và sunfit
Trừ kiềm, amoni.

Với những kiến thức mà Trắc nghiệm online vừa rồi đã chia sẻ hi vọng đây sẽ là hành trang giúp các bạn có thể hoàn thành thật tốt môn Hóa. Nếu muốn ôn luyện nhiều môn học khác hay truy cập ngay tracnghiem.vn nhé.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguồn nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất sơ khai xuất hiện, tồn tại trong tự nhiên và được con người sử dụng để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Hãy cùng với trac nghiem online tìm hiểu xem tài nguyên thiên nhiên là gì nhé
Bốn mùa trong năm ở Việt Nam có gì đặc biệt?
4 mùa ở việt nam được phân chia như thế nào? Đặc điểm của từng mùa như thế nào mà làm cho con người ta thích thú và say mê một cách kỳ lạ. Cho đến bây giờ thì cũng có nhiều người chưa biết tại sao lại như vậy, hãy cùng tracnghiem online tìm hiểu nhé
VnEdu là gì? Cách sử dụng Vnedu hiệu quả trong quản lý học và thi trực tuyến
Ứng dụng VnEdu là ứng dụng tiện ích dành cho phụ huynh trong việc quản lý việc học và thi trực tuyến của con. Vậy phần mềm này có những lợi ích nào? tải về sử dụng ra sao cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Câu điều kiện: Công thức, điều kiện trong tiếng Anh
Câu điều kiện là một trong những ngữ pháp cực kỳ quan trọng cần được chú ý trong tiếng Anh, đặc biệt là khi sử dụng cho Speaking. Dưới đây là tổng hợp một số cách dễ hiểu, súc tích nhất và kiến thức đi kèm mà Trắc nghiệm online đã tổng hợp được.
Bạn đã biết hết các hành tinh trong hệ Mặt trời
Chắc hẳn mỗi chúng ta không còn ai lạ lẫm với khái niệm Hệ Mặt Trời. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc rằng có bao nhiêu Hệ Mặt Trời trong dải ngân hà?Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.