28.1. Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: Tập tính chim bố mẹ làm tổ và chăm sóc con non; Hổ, báo,... bảo vệ lãnh thổ;

28.2.

– Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Gà trống gáy vào mỗi sớm; Chó, mèo, hổ, báo,... có tập tính đánh dấu lãnh thổ;...

– Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Sư tử con học tập để săn mồi; Chim non học tập để có thể bay;... Tập tính bẩm sinh có thể sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính học được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

28.3.

– Nhiều loài động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. – Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí để tồn tại.

28.4. 

Tập tính làm tổ giúp cho động vật bảo vệ trứng, tập tính ấp trứng để tránh kẻ thù. Ví dụ: Tập tính làm tổ và ấp trứng ở chim yến.

28.5.

– Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt. Khi di cư, chúng định hướng nhờ vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng, sao, địa hình (bờ biển và các dãy núi).

– Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Chúng định hướng dựa vào thành phần hoả học của nước và hướng dòng nước chảy.

28.8

Một số câu ca dao, tục ngữ về các tập tính của động vật: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm; Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước;...