29.1.

Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào (ở sinh vật đơn bào chỉ tăng kích thước tế bào), làm cơ thể lớn lên. Ví dụ: Cây tăng chiều cao.

Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Ví dụ: Cây nở hoa; Gà đẻ trứng.

29.2.

Sinh trưởng: 2, 5.

Phát triển: 1, 3, 4, 6.

29.5.

Một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật: - Thức ăn: Thức ăn ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở người và động vật. Ví dụ: Thiếu protein, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật. – Nhiệt độ: Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. Ví dụ: Khi nhiệt độ môi trường dưới 18 °C thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ. - Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua: tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá calcium để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật. Ví dụ: Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.

29.6.

Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt lượng vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì vậy nên cho gia súc (đặc biệt là gia súc non) ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống rét29.7. Việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim có tác dụng cung cấp và đảm bảo điều kiện nhiệt độ phù hợp, giúp hợp tử phát triển bình thường.

29.8.

a) Tác hại của ma tuý: Người nghiện ma tuý có suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

b) Tác hại của rượu bia: Sau khi uống rượu bia có thể có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi; chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

c) Tác hại của thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây ung thư ở mọi cơ quan trong cơ thể như: phổi, tim mạch,... và gây đột quỵ, bệnh lao,...

29.9.

Để cơ thể phát triển khoẻ mạnh, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục, thể thao hợp lí; cần kết hợp công việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp;...

29.10.

Thiết kế hai chậu đất và trồng vào đó hai cây đậu như nhau, một chậu tưới đầy đủ nước hằng ngày, còn một chậu chỉ tưới nước một lần trong tuần. Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của hai cây đậu sau 2 tuần, 3 tuần,...