Mẫu giáo án môn Tin học lớp 8 kì 1 soạn theo công văn 5512. Đây là bản giáo án Tin học lớp 8 kì 1 mới nhất, được biên soạn cẩn thận, rà soát kỹ càng. Thầy cô và bạn đọc có thể tải về để tham khảo. Tài liệu có sẵn bản word. Giáo án Tin học lớp 8 kì 1- công văn 5512.
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
Tiết:03
Bài 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các qui tắc để viết chương trình.
Biết các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
2. Năng lực
Năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hoạt động chung cả lớp
c) Sản phẩm: Hs lắng nghe GV trình bày
d) Tổ chức thực hiện:
-GV dẫn vào bài học: Trong bài học trước các em đã được biết đến một số khái niệm về lệnh, chương trình, ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy,… Vậy thì một ngôn ngữ lập trình bao gồm những gì? Cấu trúc của nó như thế nào? Bài học hôm nay: “Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình” sẽ giúp các em làm quen và hiểu về ngôn ngữ lập trình Pascal và những vấn đề có liên quan.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ví dụ về chương trình
a) Mục tiêu: Hiểu biết được về chương trình
b) Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Hs nắm rõ kiến thức bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK
✓Ví dụ:
Program CT_Dau_tien;
Uses crt ;
Begin
writeln(‘Chao Cac Ban’);
End.
?Trong ví dụ 1 ta thấy chương trình có bao nhiêu dòng lệnh?
? Hãy cho biết lệnh khai báo tên chương trình
? Lệnh in ra màn hình dòng chữ” Chao Cac Ban”
Vậy một chương trình có thể có bao nhiêu dòng lệnh?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ
-Trong ví dụ 1 ta thấy chương trình có 5 dòng lệnh
- Lệnh khai báo tên chương trình Program CT_Dau_tien;
- Lệnh in ra màn hình dòng chữ” Chao Cac Ban” writeln(‘Chao Cac Ban’);
- Vậy một chương trình có thể có thể đến hàng nghìn hoặc hàng triệu dòng lệnh( tùy thuộc vào công việc mà ta cần máy tính thực hiện).
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
+ GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày kết quả, HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình
a) Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm rõ kiến thức về chương trình và ngôn ngữ lập trình
b) Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: yêu cầu HS đọc thông tin.
? Ngôn ngữ lập trình dùng những chữ cái gì để viết chương trình?
*Ngôn ngữ lập trình dùng những chữ cái :
-Gồm 26 kí tự thường
-Gồm 26 kí tự chữ hoa.
-Các số thập phân từ 0 đến 9.
-Các kí hiệu toán học: +, -, *, /
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
Vậy về cơ bản ngôn ngữ lập trình là gồm các yếu tố nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Nghe, quan sát hướng dẫn và ghi chép.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Thực hành thao tác trên máy tính.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức => Ghi lên bảng.
-Các kí tự so sánh logic: >, <, >=, <=,=
-Phép <>
-Dấu gạch thấp: _
*Lưu ý: trong Pascal không phân biệt chữ thường và chữ hoa.
-Vậy về cơ bản ngôn ngữ lập trình là gồm các yếu tố là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các câu lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
Hoạt động 3: Từ khóa và tên
a) Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm rõ kiến thức về từ khóa và tên
b) Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
•Từ khóa
*Từ khóa của ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
GV: yêu cầu HS đọc thông tin.
Thế nào là từ khóa của ngôn ngữ lập trình?
Nêu một số từ khóa.
•Tên ( Tên định danh)
Tên định danh được hiểu như thế nào?
Tên được dùng để làm gì?
Nêu cách viết một tên?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Nghe, quan sát hướng dẫn và ghi chép.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Thực hành thao tác trên máy tính.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức => Ghi lên bảng.
ngôn ngữ lập trình quy định.
-Program, Uses, Begin, End.
- Tên định danh được hiểu dãy các kí tự được tạo thành từ các chữ cái, chữ số và dấu gạch thấp. Nó được dùng để đặt tên cho các đại lượng trong chương trình: Tên chương trình, Tên hằng, Tên biến, Tên hàm, …
- Tên được dùng để phân biệt các đại lượng dùng trong chương trình.
•Tên Phải được bắt đầu bằng một kí tự (không được bằng chữ số và các kí tự đặc biệt).
•Không có chứa dấu cách.
•Độ dài không quá 127 kí tự.
Bài tập củng cố.
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.1_tinh;
B.tinh bieu thuc 1;
C.tinh_bieu_thuc_1;
D. *tinh_bt1;
Đáp án: C
Demo giáo án Tin học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.
b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời câu hỏi:
- Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Như thế nào là từ khóa? Các quy tắc đặt tên?
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Về nhà học bài cũ