Mẫu giáo án môn Mỹ Thuật lớp 8 soạn theo công văn 5512. Công văn 5512 được bộ giáo dục đào tạo ban hành vào ngày 18/12/2020. Đây là bản giáo án Mỹ Thuật 8 mới nhất, được biên soạn cẩn thận, rà soát kỹ càng. Thầy cô và bạn đọc có thể tải về để tham khảo. Tài liệu có sẵn bản word. Giáo án Mỹ Thuật 8 - công văn 5512.

DEMO MỸ THUẬT 8
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Bài 19: Vẽ theo mẫu
VẼ CHÂN DUNG
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :HS biết được các nét bản về tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người
2. Năng lực:
HS năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành
3. Phẩm chất:
HS phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm tạo được thị hiếu thẩm lành mạnh có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: - phương tiện: hình minh hoạ tỷ lệ khuôn mặt người, một số ảnh chân dung.
2. Học sinh: ảnh chân dung, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: Những bộ phận trên gương mặt người
c, Sản phẩm: Trình bày của HS
d, Tổ chức thực hiện:
GV đắt câu hỏi: trên khuôn mặt người thường có những bộ phận nào?
HS kể: mắt, mũi, miệng, lông, mày, tóc, má ...
HS minh họa nhanh trên bảng theo cảm nhận của em về các bộ phận trên khuôn mặt người.
-Vào bài học:
Giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV-HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu về các bộ phận trên khuôn mặt, tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận
b, Nội dung: HS lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của GV
c, Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi của GV, HS nhận ra sự khác biệt giữa các khuôn mặt
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu 1 số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi, yêu cầu HS quan sát khuôn mặt các bạn xung quanh, đặt câu
I. Quan sát nhận xét
hỏi, HS trả lời:
-Khuôn mặt người những điểm chung nào?
-Tại sao ai cũng những điểm chung đó nhưng ta lại phân biệt được người này với người kia?
*GV treo 1 số hình dáng các khuôn mặt cho HS nhận ra hình dáng bề ngoài các khuôn mặt không giống nhau.
GV minh hoạ thêm trên bảng cho HS biết
*GV treo tranh 1 số khuôn mặt, HS nhận ra tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát tỷ lệ mặt người
a, Mục tiêu: Giúp HS hiểu về tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận trên gương mặt người
b, Nội dung: HS lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của GV
c, Sản phẩm: HS nắm rõ được tỉ lệ khuôn mặt người và trả lời các câu hỏi của GV
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV treo hình minh hoạ khuôn mặt người phân chia tỷ lệ. HS quan sát, trả lời câu hỏi.
-Tỷ lệ khuôn mặt người chia theo chiều dài như thế nào? -Tỷ lệ khuôn mặt người chia theo chiều rộng như thế nào?
GV: Đây tỷ lệ chung tính khái quát. Trẻ em có tỷ lệ khác người trưởng thành.
Mặt người nhìn chính diện: Chia làm 3 phần - phần thứ nhất: Từ đỉnh đầu xuống đến điểm cao nhất của lông mày. Cũng chia làm 3 phần : Từ đỉnh đầu xuống đến chân tóc khoảng 1 phần, trán 2 phần còn lại.- Phần thứ 2 : Từ lông mày xuống đến hết chiều dài mũi.- Phần thứ 3 : Từ nhân trung đến hết cằm. Trong đó nhân trung chiếm 1/3 độ dài. Nhân trung là khoảng nối từ mũi xuống môi trên. Đường phân chia môi trên và môi dưới chính là đường chia đôi phần thứ 3 này thành 2 phần bằng nhauMột vài điểm nữa: Khoảng cách giữa 2 mắt bằng chiều dài 1 mắt.Điểm trên cùng của vành tai bằng đuôi mắt
II. Tỉ lệ khuôn mặt người:
Chia làm 3 phần (chiều dọc)
- Phần 1: Từ Chân tóc xuống đến lông mày.
- Phần 2 : Từ lông mày đến mũi.- Phần 3 : Từ mũi đến cằm
*Từ mũi đến cằm chia đôi = môi dưới.
Chia làm 5 phần ( chiều ngang)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
a, Mục tiêu: Tìm tỷ lệ khuôn mặt
b, Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm tỷ lệ khuôn mặt
c, Sản phẩm: HS tìm được tỷ lệ khuôn mặt
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho HS cách tìm tỷ lệ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK thực hiện yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
HS lắng nghe, ghi chép vào vở.
III. Thực hành:
Quan sát khuôn mặt bạn, vẽ phác hình dáng bề ngoài và tỷ lệ các bộ phận.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Cho HS nhận xét 1 số bài vẽ của bạn về hình dáng, tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt.
GV biểu dương những HS có bài làm tốt
GV nhận xét giờ học
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV
c) Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Vẽ chân dung bạn , người thân trong gia đình em
Tỉ lệ khuôn mặt người chia làm 3 phần
- Phần 1: Từ Chân tóc xuống đến lông mày.
- Phần 2: Từ lông mày đến mũi.- Phần 3: Từ mũi đến cằm
*Từ mũi đến cằm chia đôi = môi dưới.
* Hướng dẫn về nhà
- Quan sát khuôn mặt người thân,
- Làm bài tập sgk
- Đọc trước bàì19 vẽ chân dung bạn