"Tức cảnh Pác Bó" thể hiện niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, niềm vui ấy được diễn tả bằng những vần thơ tứ tuyệt bình dị. Bài viết sau, sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng, sẽ giúp ích cho các bạn!.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
  • Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
  • Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.
  • Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.
  • Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.

2. Tác phẩm

  • Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trong nước. Sau khi trở về, Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: Bác sống trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng).
  • Tại đây, Người phải sinh hoạt hết sức khổ cực, thường xuyên phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm. Bàn làm việc của Người là một phiến đá nhỏ bên bờ suối cạnh hang (con suối này được Bác đặt tên là suối Lê-Nin). Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" nói về cuộc sống của Người trong thời gian sống tại hang Pác Bó, cùng đó bài thơ thể hiện niềm vui trong cuộc sống cách mạng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2

Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

Câu 2: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2

Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang"?

Câu 3: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2

Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "thú lâm tuyền" (niềm vui thú được sống giữa rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết "thú lâm tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Câu 2: Viết đoạn văn cảm nhận về cuộc sống của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Câu 3: Phân tích từ “sang” trong câu thơ: Cuộc đời cách mạng thật là sang

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tức cảnh Pác Bó"