"Ngắm trăng" là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ, tối tăm. Bài viết sau, sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng, bài viết sau sẽ giúp ích cho các bạn!.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
- Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.
- Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.
- Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.
2. Tác phẩm:
- Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Bác bị đày đọa, chịu cực khổ hơn 1 năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài thơ, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ cho thấy tâm hồ cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường của Bác trong hoàn cảnh gian khổ. Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
- Tác phẩm "Ngắm trăng" Bác viết về cuộc sống của Bác trong tù, tù túng và gian khổ. Tuy nhiên, qua bài thơ ta lại cảm thấy tinh thần lạc quan, yêu đời và ý chí cách mạng cao đẹp của Bác.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Câu 2: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng hoa hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?
Câu 3: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt ( và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Câu 4: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Câu 5: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ mà Bác Hồ viết về trăng mà em biết (ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài thơ mà em biết). Cuộc "ngắm trăng" trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng
Câu 2: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng
Câu 3: So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt)