Nội dung chính bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt).

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn hóa lớn, là nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ...Cả cuộc đời Người hi sinh cho dân tộc Việt Nam...
  • Bài thơ: là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

2. Phân tích bài thơ

a. Hoàn cảnh ngắm trăng (Hai câu đầu)

" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà"

  • Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày,người khách thưởng trăng là một tù nhân bị giam cầm khổ cực.
  • Giọng bình thản tự nhiên, hai lần phủ định → Khẳng định → thiếu vật chất tối thiểu để ngắm trăng " rượu và hoa"
  • Bác không để cuộc thưởng trăng mất đi cái thú vị mà tâm hồn vẫn tự do ung dung hướng tới ánh trăng đẹp.
  • Nhà thơ thấy bối dối trước khung cảnh thiên nhiên quá đẹp.

⇒ Người chiến sĩ cách mạng ấy còn là một người yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh thiên nhiên đẹp.

b. Sự giao hoà với thiên nhiên ( Hai câu thơ cuối)

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

  • Nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc đăng đối, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Ở mỗi câu chữ chỉ người và chữ chỉ trăng được đặt ở 2 đầu, giữa là cửa nhà tù, nhưng có sự đảo ngược: câu trên theo trật tự người - trăng câu dưới theo trật tự trăng - người.

-> Làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau.

->Thể hiện tình yêu trăng tha thiết của Bác, Bác coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Hoàn cảnh ngắm trăng (Hai câu đầu)

Trong tù không rượu cũng không hoa.

  • Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù, nhưng cũng cho thấy con người này quả là một “tao nhân mặc khách” nên trước cảnh trăng đẹp đã nghĩ đến cách thưởng trăng tao nhã của người xưa.
  • Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh: Trước cảnh trăng đẹp như đêm nay mà không có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với người bạn tri âm ấy (Thơ Lý Bạch: Cử bôi yêu minh nguyệt - Cất chén mời trăng sáng). Thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bôi rối trong lòng (nguyên tác câu thơ: “Đôi thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?).

2. Sự giao hoà với thiên nhiên ( Hai câu thơ cuối)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

  • Ta nhận thấy giữa nhân và nguyệt đều có song sắt nhà tù chắn giữa, nhưng Người đã thả tâm hồn ra ngoài song sắt để tìm đến với với để giao hoà với vầng trăng. Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến tri kỉ với người . Vậy cả người và trăng đều chủ đọng tìm đến giao hoà cùng nhau.
  • Sự đảo ngược ấy lại tạo nên 1 thế đối rất đẹp giữa câu trên và câu dưới: nhân và nguyệt là 1 cặp đối thể hiện cuộc giao hoà tuyệt đẹp của người và trăng. Người thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sổ nhà tù để tìm đến ngắm vầng trăng sáng giữa trời cao rộng. Và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ.
  • Cấu trúc đối của của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật "tình cảm song phương" mãnh liệt của cả người và trăng. Người chiến sĩ cách mạng dường như không chút bận tâm về xiềng xích đói rét của chế độ nhà tù thô bạo để tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên. Đó chính là sức mạnh tinh thần lớn lao của ng chiến sĩ cách mạng.

3. Tổng kết

  • Nội dung:
    • Bài thơ cho tháy tinh thần yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ.
  • Nghệ thuật:
    • Bài thơ tứ tuyệt, giản dị mà hàm súc.
    • Cấu trúc đăng đối.
    • Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.