"Hịch tướng sĩ" thể hiện tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Bài viết sau, sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Trần Quốc Tuấn: (1231?-1300) tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
- Năm 1285, 1287 quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta ông được cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần kháng chiến đều thắng lợi vẻ vang.
- Sau khi ông mất, nhân dân tôn ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
2. Thể loại
- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
- Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lĩ lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật đó là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
- Thường được viết theo kiểu văn biền ngẫu, kết cấu thay đổi linh hoạt tùy theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả.
3. Tác phẩm
- Hịch tướng sĩ viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Ở bài hịch này, tác giả không nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bộ bài hịch là nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Bài Hịch này được làm để khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn soạn thảo.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
Câu 2: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?
Câu 3: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.
Câu 4: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?
Câu 5: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?
Câu 6: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.
Câu 7: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2
Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 62 sgk ngữ ngữ 8 tập 2
Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
Bài tập 2: Trang 61 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Thể loại chiếu và hịch có sự giống và khác nhau như thế nào thông qua bài Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Hịch tướng sĩ"
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Hịch tướng sĩ"