Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo.
- Giọng văn được tác giả biến đổi rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.
- Việc thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt trong bài hịch của tác giả có tác động mạnh mẽ tới tới tướng sĩ:
- Sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, rất phù hợp với đặc trưng của một bài hịch, một bài phủ dụ binh lính
- Sự biến đổi trong giọng điệu khiến cho người tướng lĩnh không còn đứng ở vị trí của người có quyền lực cao hơn mà dường như thấu hiểu, đặt mình ở vị trí của binh lính, nó không còn là lời răn dạy một cách khuôn mẫu, khô khan mà trái lại giống như lời bày tỏ thân tình giữa những người bạn, người thân. Nhưng không vì thế mà làm mất đi uy nghiêm của vị chủ tướng mà nó còn nâng cao hơn vị thế của con người ấy.
- Không chỉ thế, nó còn tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với đất nước, với vị chủ tưởng và với cả bản thân họ cũng như gia đình của họ nữa.