Soạn văn bài: Chương trình địa phương - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 87. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu các vấn đề của địa phương

a) Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em đã học những văn bản nhật dụng nào? Các văn bản ấy đặt ra những vấn đề gì?

b) Những vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?

c) Theo em, trong số các vấn đề đặt ra ở những văn bản nhật dụng đã học, vấn đề nào là cấp thiết nhất đối với địa phương em? Vì sao?

d) Ngoài các vấn đề đã nêu trong các văn bản nhật dụng đã học, còn những vấn đề nào khác đang diễn ra ở địa phương em? Hãy chọn một trong những vấn đề ấy để trình bày theo gợi ý sau:

- Nêu vấn đề

- Nêu thực trạng của vấn đề

- Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề

- Dự đoán những hậu quả của vấn đề

- Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề

2. Từ ngữ xưng hô địa phương

a) Từ ngữ xưng hô là gì? Liệt kê một số từ ngữ xưng hô ở địa phương em theo gợi ý sau :

- Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc :…….

- Đại từ nhân xưng :…….

- Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

b) Tìm những từ ngữ xưng hô riêng ở địa phương nơi em sinh sống (nếu có) và một số từ ngữ xưng hô ở địa phương khác mà em biết.

c) Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

(1) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo :

- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(2) Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bần lại thương con mấy lần

(Tố Hữu, Bầm ơi)

(3) Con nhớ mế! Lửa sông Hồng soi tóc bạc

Năm con đau mế thức một mùa dài.

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

(Chế Lan Viên)

- Chỉ ra từ ngữ xưng hô trong các đoạn trích trên và cho biết từ nào là từ ngữ toàn dân, từ nào là từ ngữ địa phương?

- Việc sử dụng từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên có tác dụng gì?

C. Hoạt động luyện tập

Đọc phần hướng dẫn sau và thực hiện yêu cầu:

Muốn tìm hiểu một vấn đề ở địa phương, cần thực hiện các bước sau:

- Phát hiện và nêu vấn đề

- Bằng quan sát, liệt kê, thống kê, phỏng vấn,… mô tả được vấn đề, chỉ ra được thực trạng của vấn đề.

- Tìm ra nguyên nhân phát sinh vấn đề.

- Dựa trên những tài liệu có được, sự báo hệ quả của vấn đề.

- Xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề.

- Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề.

- Tìm phương tiện, cách thức đề xuất ( viết kiến nghị, viết báo, đề xuất trực tiếp,…)

a)  Để tìm hiểu một vấn đề của địa phương, trong các bước trên, bước nào khó nhất? Vì sao? Có thể khắc phục bằng cách nào?

b) Ngoài các bước trên, có cần bổ sung thêm bước nào nữa không? Vì sao?

2. Luyện tập về từ ngữ xưng hô địa phương

a) Các câu sau đây có phù hợp với văn bản hành chính không? Vì sao?

(1) Các bậc ba má học sinh cần phối hợp với nhà trường để tạp điều kiện cho con em mình học tập tốt.

(2) Đề nghị Ban tổ chức hướng dẫn các dì, các o thực hiện các quy định của hội diễn văn nghệ.

(3) Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng tự quản, tui đã cố gắng hoàn thành công việc chung của lớp.

b) Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? Vì sao?

3. Chữa lỗi diễn đạt trong câu (lỗi lô – gic)

a) Phát hiện và sửa các lỗi lô – gic trong các câu sau:

(1) Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

(2) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đã nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b) Phát hiện và sửa các câu mắc lỗi lô – gic trong đoạn văn sau :

Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ quý. Trong đó, có nhiều loại được dùng để làm đồ mĩ nghệ. Số khác được dùng trong những công trình xây dựng để đảm bảo tính kiên cố. Có nhiều loại gỗ quý hiếm được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, có giá thành rẻ, dễ trồng. Trong số những loại gỗ quý hiếm ấy, có nhiều loại cây cỏ, cây bụi được dùng để làm thuốc, chế biến hương liệu…

D. Hoạt động vận dụng

1. a) Hoàn thành bảng thống kê sau

Vấn đề của địa phương em (Nêu cụ thể, ví dụ rác thải công nghiệp, việc sử dụng bao bì ni lông, tình trạng ùn tắc giao thông,…)

Biểu hiện cụ thể (Ở đâu, như thế nào, mức độ ra sao)

Những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường xung quanh)

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (với người có thẩm quyền, với cộng đồng, xã hội)

Vấn đề thứ nhất

 

 

 

 

Vấn đề thứ hai

 

 

 

 

Vấn đề thứ ba

 

 

 

 

b) Sau khi hoàn thành bảng trên, chọn một vấn đề để viết thành một bài văn ( dựa vào bảng để xây dựng hệ thống luận điểm).

2. Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận (làm tại lớp)

Đề 1: Quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học có còn phù hợp với xã hội hiện nay?

Đề 2: Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

Đề 4: Viết bài văn với nhan đề: đôi chân và con đường

Đề 5: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?