Soạn văn bài: Văn bản tường trình - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 91. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt, em hãy giải thích nghĩa của từ tường trình.
B. Hoạt động hình thành kiến thúc
1. Tìm hiểu về văn bản tường trình
a) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(Đọc văn bản Bản tường trình trong SGK – trang 92)\
(1) Trong văn bản trên, ai là người viết tường trình và viết cho ai?
(2) Lí do và mục đích viết văn bản tường trình?
(3) Người viết trình bày về sự việc gì? Người viết có thái độ như nào đối với sự việc tường trình?
(4) Văn bản tường trình trên có mấy phần? Mỗi phần có thể thức như thế nào?
b) Trong các tình huống sau, tình huống nào cần phải viết tường trình? Vì sao?
(1) Lớp em muốn xin phép giáo viên chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.
(2) Lớp em cần tổng hợp, tóm tắt những thành tích trong năm học theo yêu cầu của nhà trường để bình xét thi đua.
(3) Trong giờ thực hành, em vô tình làm hỏng dụng cụ thí nghiệm.
(4) Cả lớp đang cần thông tin về thời gian nhà trường kiểm tra cuối năm học.
(5) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập, lấy trộm tài sản.
2. Cách viết văn bản tường trình.
a) Phần mở đầu văn bản tường trình gồm những nội dung gì? Những nội dung ấy được quy định trình bày như thế nào (kiểu chữ, vị trí các mục,…)?
b) Chọn câu đúng trong bảng sau và giải thích vì sao em chọn như vậy.
Để viết phần nội dung văn bản tường trình, người viết cần tuân thủ những yêu cầu sau: |
Đúng |
Sai |
Trình bày thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của sự việc, họ tên người chứng kiến hoặc liên quan (nếu có), mức độ trách nhiệm của người viết. |
|
|
Thống kê những số liệu liên quan, liệt kê những thông tin quan trọng nhất và rút ra kết luận về sự việc, hiện tượng. |
|
|
Cần bày tỏ rõ ràng ý kiến của người viết và những ngươi liên quan trước sự việc xảy ra. |
|
|
Thái độ của người viết phải khách quan, trung thực. Thông tin phải chính xác. Yêu cầu, đề nghị phải ngắn gọn, rõ ràng. |
|
|
c) Phần kết thúc của văn bản tường trình cần có những thông tin gì? Những thông tin ấy được quy định trình bày như thế nào?
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập về văn bản tường trình
a) Mục đích của văn bản tường trình là gì?
b) Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có điểm gì giống và khác nhau?
c) Cho những thông tin sau:
Trong giờ thực hành môn hóa học, buổi sáng ngày 22 tháng 01 năm 2016, tiết học thứ 4, lớp 8C trường THCS Lê Quý Đôn , huyện X đã làm vỡ hai bình hóa chất, mã số 0017 và 0018. Lớp phải nghỉ tiết thực hành để dọn dẹp.
Em hãy tưởng tượng mình là chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp 8C, viết bản tường trình gửi nhà trường về sự việc trên.
2. Luyện tập về câu phân loại theo mục đích nói
a) Hoàn thiện bảng thống kê câu phân loại theo mục đích nói sau:
Kiểu câu |
Dấu hiệu hình thức |
Chức năng |
Ví dụ |
Câu nghi vấn |
|
|
|
Câu cầu khiến |
|
|
|
Câu cảm thán |
|
|
|
Câu trần thuật |
|
|
|
Câu phủ định |
|
|
|
b) Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào (không xét câu trong ngoặc vuông)?
(1) U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(2) Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
(3) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
(Tố Hữu, Ta đi tới)
(4) Các em đừng khóc.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
(5) [Năm nay đào lại nở]
Không thấy ông đồ xưa.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
c) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Tôi bật cười bảo lão [1] :
- Sao cụ lo xa quá thế [2] ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ [3] ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay [4] ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại [5] ?
- Không, ông giáo ạ [6] ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu [7] ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
(1) Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật ? Câu nào là câu cầu khiến ? Câu nào là câu nghi vấn ?
(2) Trong số các câu nghi vấn trên, câu nào dùng để hỏi ? Câu nào không được dùng để hỏi ?
3. Ôn tập văn học Việt Nam - Phần thơ trữ tình
a) Hoàn thành bảng thống kê sau :
STT |
Văn bản |
Tác giả |
Thể thơ |
Nội dung chủ yếu |
Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật |
1 |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác |
|
|
|
|
2 |
Đập đá ở Côn Lôn |
|
|
|
|
3 |
Muốn làm thằng Cuội |
|
|
|
|
4 |
Tức cảnh Pác Bó |
|
|
|
|
5 |
Đi đường |
|
|
|
|
6 |
Ngắm trăng |
|
|
|
|
7 |
Nhớ rừng |
|
|
|
|
8 |
Ông đồ |
|
|
|
|
9 |
Quê hương |
|
|
|
|
10 |
Khi con tu hú |
|
|
|
|
11 |
Hai chữ nước nhà |
|
|
|
|
b) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn, Đi đường, Ngắm trăng, Khi con tu hú có điểm tương đồng nào về cảnh ngộ, ý chí, khát vọng? Từ đó, hãy khái quát một số đặc điểm của thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
c) Thơ Đường luật được quy định như thế nào về số câu chữ, thanh điệu, vần điệu, đối ngẫu? Các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương có chịu sự quy định đó không?
d) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương có chung tâm trạng gì? Tâm trạng ấy thể hiện thái độ gì với quá khứ và hiện tại?
e) Qua bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, em nhận thấy những đặc điểm gì về hình thức, nội dung của thơ mới?
g) Qua các bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Đi đường, Ngắm trăng, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn, ý chí của nhân vật trữ tình?
D. Hoạt động vận dụng
1. Kể ra ba tình huống cần phải viết văn bản tường trình.
2. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 10 câu chia sẻ những hiểu biết của mình về thơ mới, trong đó có sử dụng câu trần thuật, câu nghi vấn, câu phủ định.
3. Chọn viết lời bình cho một đoạn trích hoặc một bài thơ mới ngoài chương trình Ngữ văn lớp 8 mà em biết.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Nhận xét về những nét khác biệt cơ bản giữa thơ mới và thơ trung đại qua những bài thơ đã học.