Soạn văn 8 bài chiếc lá cuối cùng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..

Nội dung bài soạn

Câu 1: 

  • Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi:
    • Cụ Bơ-men và Xiu "sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân…
    • Cụ Bơ – men vội vã đến thăm Giôn – xi. Sự sợ sệt của hai người chính là lo cho tính mệnh người ốm.
    • Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.
  • Nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì: 
    • Tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc.
    • Khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ.
  • Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ - men vì:
    • Bức tranh giống như thật
    • Bức tranh đã cứu sống Giôn-xi
    • Bức tranh được vẽ bằng tấm lòng hi sinh cao thượng.

Câu 2:

  • Bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá:
    • Xiu và cụ Bơ-men họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân.
    • Khi Giôn-xi bảo cô kéo mành lên, cô đã “làm theo một cách chán nản”
    • Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng dai dẳng bám trên cành
    • Chi khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm.
  • Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ giảm bớt sức hấp dẫn vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện.

Câu 3: 

  • Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là cô nhận ra trong chiếc lá mỏng manh kia có một sức sống thật mãnh liệt, bền bỉ... Điều đó đã kích thích tình yêu sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá không rụng có nghĩa là cô sẽ sống.
  • Nhà văn không để cho Giôn-xi phản ứng gì. Như vậy làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.

Câu 4: Trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc:

  • Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.
  • Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.