Soạn bài tôi đi học: Mục B hoạt động hình thành kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Những chi tiết đó là: ''Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc''.... ''mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường ''.
Trình tự : thời gian từ con đường tới trường-> cổng trường-> sân trường-> vào lớp
b. Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng nhân vật "tôi thay đổi:
- “Mẹ tôi âu yếm .." , “Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”., “Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”,....=> sự bâng khuâng xao xuyến dẫn đến mới mẻ, lạ lùng trong cậu bé ngày đầu đến trường, tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé
- “Trong lúc ông đọc...lúng túng”, tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”. “Nhưng người tôi ... một cách lạ”. “Quay lưng...nức nở khóc”,...=> tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên
- “Một mùi hương lạ xông lên, ...là lạ và hay hay”., “Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”=> cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên
c. Nhận xét:
- Ông đốc hiền từ, nhân ái, cha mẹ, thầy cô giáo đều có trách nhiệm và rất quan tâm đến con em mình trong ngày đầu tựu trường, để tạo ấn tượng tốt đẹp và giúp các em cảm thấy an tâm, vui vẻ trong lần đầu tiên đi học.
- Ý nghĩa: đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người
d. Một vài chi tiết so sánh:
- Tôi quên thế nào được...quang đãng=> thể hiện tình cảm đẹp đẽ,trong sáng tinh khôi của cậu bé
- Ý nghĩ ấy...lướt ngang ngọn núi => ý nghĩa:so sánh ngang bằng vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoáng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến ko làm cậu bé bận tâm
e. Nhận xét:
- Bố cục và tình huống truyện của truyện được viết theo dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình theo dòng thời gian
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm tinh tế.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng, êm dịu, tha thiết.
3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
a. Kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng, kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học.
b. Phát hiện chủ đề: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
c. Nhận xét chung về:
- Nhan đề: Tập chung làm rõ chủ đề văn bản
- Quan hệ các từ giữa văn bản: sát chặt chẽ và liên kết với nhau
- Các từ ngữ:Tập chung miêu tả nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường
d. Từ đó rút ra: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.