Soạn bài tôi đi học: Mục C hoạt động luyện tập.

1. Tham khảo đoạn văn: Tại đây

2. a. Đối tượng văn bản là: rừng cọ.

Trình bày theo trình tự miêu tả và không thể thay đổi trình tự  vì như thế sẽ làm thay đổi đến chủ đề của văn bản.

b. Chủ đề của văn bản: hình ảnh của rừng cọ được gắn bó với con người sông Thao.

c. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Chứng minh:

  • Đoạn 1 : Miêu tả bộ phận của cây cọ
  • Đoạn 2 : Sự gắn bó cây cọ vs người dân
  • Đoạn 3 : Lợi ích cây cọ

=> các đoạn đều xoay quanh chủ đề hình ảnh, vai trò cây cọ vs đời sống của người dân

d. Các từ ngữ thể hiện chủ đề : rừng cọ, lá cọ, thân cọ, búp cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, chiếc chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ

Các câu thể hiện chủ đề :

  • Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng
  • Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ
  • Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình

3. Các ý (c) và (g) không hợp chủ đề vì chủ thể của các cảm xúc là của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học

Các ý (b), (e), (h) cần sửa như sau:

  • (b) Con đường đến trường vốn quen thuộc hàng ngày nhưng “tôi” bỗng cảm thấy lạ, cảnh vật hình như cũng có nhiều đổi thay.
  • (e) “tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn.
  • (h)  “Tôi” thấy gần gũi, mến yêu lớp học, thầy giáo và các bạn.