Soạn bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục B hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Nhan đề:" Bài thơ về tiểu đội xe không kính"  gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc. Nếu bỏ hai chữ:" bài thơ" ta sẽ đánh mất đi dụng ý của tác giả khi muốn bộc bạch chất thơ từ chính hiện thực khốc liêt nơi chiến trường. 

b. Hình ảnh:

  • Thiên nhiên: gió vào xoa mắt đắng, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
  • Chiến tranh: bom giật bom rung kính vỡ đi rồi, bụi phun tóc trắng,...

=> Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn cốt cách, tinh thần lạc quan yêu đời, luôn kiên cường dũng cảm khi ngay cả khi phải đối mặt với bom đạn của những người lính lái xe trên đường ra mặt trận. 

c. Hình ảnh những người lính lái xe đã cho ta thấy được họ là những con người quả cảm với:

  • Tư thế ung dung, tập trung lái xe của những chiến sĩ trên đường hanh quân.
  • Bản lĩnh của những người chiến sĩ: kiên cường không sợ hiểm nguy lái những chiếc xe không kính trên khung đường hiểm nguy, chông gai, đầy bom đạn.
  • Giọng điệu rất ngang tàn, bất chấp của các chiến sĩ
  • Tinh thần bất chấp khó khăn, nguy hiểm
  • Tình đồng chí, đồng đội gắn bó kêu sơn
  • Dù có khó khăn gian khổ họ vẫn vượt qua để đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc

d. Khổ thơ cuối bài thơ có sự đặc biệt về:

  • Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ..đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng
  • Cách thể hiện:  Đoạn thơ là sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần giữa bên trong và bên ngoài chiếc xe với hình ảnh"trái tim"là một hoán dụ thật đẹp và cũng là một ẩn dụ sâu xa mang ý nghĩa trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang,dũng cảm,tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất đất nước.

3. Nghị luận đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

a. (1) Phương thức biểu đạt chính cỉa hai đoạn trích trên là tự sự.

(2) Ngoài ra, còn có phương thức biểu đạt nghị luận đóng vai trò nêu ra bài học rút ra từ câu chuyện( đoạn (1)) và những dòng bình luận của ông giáo về cái tốt ở đời giờ đây cũng bị chính thực tại cuộc sống tha hóa con người (đoạn (2))

b. (1) Những luận điểm gì để thuyết phục Kiều:

  • Thứ nhất: mình là đàn bà, ghen tuông là chuyện bình thường.
  • Thứ hai: mình đã đối xử rất tôt với cô khi cô chép kinh ở “Quan Âm Các”.
  • Thứ ba: mình và cô đều là cánh chồng chung nên chẳng nhường cho nhau được …
  • Thứ tư: dù sao mình đã gây ra nhiều đau khổ cho cô, giờ đây mình chỉ còn trông vào lòng khoan dung rộng lớn của cô.

(2) Kiều đã đáp lại lời của Hoạn Thư bằng những lí lẽ: " Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời." thể hiện sự cảm thán, khen thay cho Hoạn Thư có tài biện hộ đạt đến trình độ trác việt và truyền tha Hoạn Thư sau tất cả những điều mà Hoạn Thư đã làm với mình

(3) Tính cách của: 

  • Thúy Kiều là một người thấu tình hiểu nghĩa, nhân hậu, bao dung
  • Hoạn Thư:  khôn ngoan, giảo hoạt, lời lẽ xảo biện để rồi đưa Hoạn Thư thoát khỏi án tử, bản án cũng trở nên vô hiệu. 

(4) Vai trò: gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó khiến câu chuyện có chiều sâu và ý nghĩa hơn, để lại ấn tượng cho người đọc