Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục C hoạt động luyện tập.

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

So sánh:

Giống nhau: Cùng chung mục đích chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc; có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ,  kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu và có một  tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

Khác nhau: 

  • Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
  •  Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. 

2. Ôn tập và kiểm tra về truyện kí trung đại.

a.

STT

Tên văn bản đoạn trích

Thể loại 

Tác giả

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc về nghệ thuật

1

Chuyện người con gái Nam Xương

 Truyện truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Dữ

Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ xưa

Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn

2

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

 tùy bút

Phạm Đình Hổ

Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến

Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn

3

Hoàng Lê nhất thống chí

 cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

Ngô gia văn phái

Vẻ đẹp người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân.

Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động

4

Truyện Kiều

 truyện Nôm bác học

Nguyễn Du

Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người

Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc

5

Truyện Lục Vân Tiên

 Truyện thơ Nôm

Nguyễn Đình Chiểu

Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài

Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

b. Đặc điểm tiêu biểu:  thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự 

c. 

  • Kiều trước khi gia biến, lưu lạc: là người con gái sinh ra trong gia đình "bậc trung", sống kín đáo, được tôn trọng, vừa thông minh, xinh đẹp vừa tài năng.
  • Kiều sau khi gia biến, lưu lạc: bị trao qua bán lại, bị hắt hủi, chà đạp về nhân phẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm ấy càng ý thức và tủi hờn cho thân phận nhỏ bé bị chà đạp của mình.

=> Câu thơ "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" cho thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.

d. Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết. 

Các chi tiết kì ảo trong truyện Người con gái Nam Xương là:

  • Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
  • Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

=>Ý nghĩa: Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú, tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng

e. Sự đối lập khắc họa rõ nét hình ảnh giữa người anh hùng Quang trung và lũ bè đảng bán nước cướp nước. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại. Trong khi đó hình ảnh vụ vua Lê Chiêu Thống và bè lũ bán nước càng trở nên thảm hại vua tôi chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” trông đến thật hèn kém, thảm hai vô cùng.

g. Khi miêu tả Thúy Vân, qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng => Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.

3. Tổng kết từ vựng tiếp.

a. Vốn từ vựng luôn được mở rộng vì xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Các cách phát triển của từ vựng:

  • Bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)..
  • Phát triển số lượng các từ vựng:
    • Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ...
    • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS...

b.

Từ ngữ

Khái niệm

Vai trò

Ví dụ minh họa

Từ mượn

 là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú cho ngôn ngữ.

biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: anh hùng,  taxi, internet, video, siêu nhân, băng hà…

Từ Hán Việt

 là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.

Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang. Tạo sắc thái cổ xưa,  tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ

An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v...

Thuật ngữ

Là các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước

Nguyên tố là chất cơ sở có điện tích hạt nhân nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hoá học, tạo nên đơn chất hoặc hợp chất.

Biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt. 

Tô đậm màu sắc một miền quê, làm ưổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của một giai tầng xã hội. 

Thí chủ, bần tăng, bần đạo, phật tử

c. Có thể dùng trong những hoàn cảnh: giao tiếp vớ bạn bè, người thân, viết tin, đăng báo hay đo lường (mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…)

d. Nguồn gốc từ Trung Quốc. Những từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt nên được coi là từ Hán Việt

e.

 

Phân biệt đặc điểm

VD

Thuật ngữ

được dùng để biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. 

Thuật ngữ Toán học gồm : hàm số, số hạng, lũy thừa, tích số, đạo hàm, tích phân,...

 

Biệt ngữ xã hội

dùng trong trường hợp  biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt

Biệt ngữ của học sinh: Từ "gậy"  (chỉ điểm 1),  "học gạo"( học nhiều, không chú ý tới những việc khác)

 

g. Phải trau dồi vốn từ vì trau dồi vốn từ để sử dụng tốt tiếng Việt , nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ , cách dùng từ.

Muốn sử dụng từ ngữ cần có những điều kiện hiểu nghĩa của từ và biết cách dùng từ

h.

  • (1) bàng quang => Sửa: hay quên
  • (2) lãng mạng => Sửa: lãng mạn
  • (3) ngùn ngụt=> Sửa:  hàng ngàn

4. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

a. (1)Yếu tố nghị luận: Câu chuyện về người nghệ sĩ kèn trumpet được dẫn ở trên là một lời khuyên về cách tư duy trước mọi vấn đề.

(2) Có thay đổi bởi nó sẽ trở thành một văn bản tự sự, không có chiều sâu và không gây lắng đọng cho người đọc

b. Tham khảo: Tại đây