Nội dung chính bài: Phong cách Hồ Chí Minh.
A. Tóm tắt nội dung
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:
- Bác Hồ đi và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới nên có vốn văn hoá uyên thâm.
- Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác:
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế,tiêu cực ( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
- Giữ vững giá trị văn hóadân tộc.
- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác.
=> Thể hiện một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông, rất hiện đại.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
- Lối sống giản dị của Bác Hồ:
- Nơi ở, làm việc đơn sơ: nhà sàn, vài căn phòng nhỏ
- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc, không cầu kì: cá kho, dưa cà muối, cháo hoa
- Tư trang: ít ỏi.
- Ngôn ngữ giản dị với các từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn).
- Nghệ thuật: Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
=> Lối sống iản dị mà thanh cao, trong sáng, là bài học cho mỗi chúng ta càng cảm phục, kính yêu Bác.
- Tác giả so sánh cách sống của Bác với lãnh tụ của các nước khác, với các vị hiền triết xưa. Qua đó, thấy được lối sống vô cùng thanh cao của Người, giản dị. là cách sống có văn hoá theo quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, cách di dưỡng tinh thần.
B. Nội dung chi tiết
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:
- Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả phương Đông, phương Tây.
- Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn). Người làm phụ bếp trên 1 con tàu của Pháp. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước Châu Phi, Á, Mỹ, đã sống dài ngày ở Anh. HCM đã từng đi khắp 5 châu 4 biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên thế giới, tiếp xúc đủ mọi dân tộc, chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ.. Người trải qua nhiều công việc khác nhau, làm nghề bồi bàn, cuốc tuyết, làm nghề rửa ảnh.Do đó, Bác có vốn văn hoá uyên thâm: nói và viết thạo nhiều tiếng ngoại quốc như tiếng Anh, Pháp, Nga; viết văn bằng tiếng Pháp, am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới
- Để có một vốn kiến thức uyên thâm đó không phải trờiphú mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp. Bác đã nói và viết khoảng 28 ngôn ngữ (tiếng nói) của các nước.
- Cách để Người tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác:
- Luôn học hỏi: trong hoạt động cách mạng, trong lao động, mọi lúc, mọi nơi
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóanước ngoài
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
- Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực ( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
- Giữ vững giá trị văn hóadân tộc
- Cách sống, học tập của Bác thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. HCM là người sáng suốt, thông minh, cần cù, yêu lao động, ham học hỏi.Mục đích của Bác là ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã tự mình tìm hiểu những mặt tích cực của triết học P.Đông: Muốn giải phóng dân tộc phải đánh đuổi thực dân Pháp và chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy, phải thấy được những mặt tích cực, ưu việt của các nền văn hoá đó.
- Học tập Bác Hồ, chúng ta tiếp thu những cái đẹp, hay của văn hoá thế giới, đồng thời phải biết phê phán các tiêu cực trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, giữ bản sắc văn hoá dân tộc mình trong lối sống, ứng xử hàng ngày
- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
- Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minhđược thể hiện:
- Nơi ở, làm việc đơn sơ: nhà sàn, vài căn phòng nhỏ
- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc, không cầu kì: cá kho, dưa cà muối, cháo hoa
- Tư trang: ít ỏi.
- Nghệ thuật:
Ngôn ngữ giản dị với các từ chỉ SL ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn).
- Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
=> Ngỡ như tất cả áo quần, trang phục tinh túy nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền đất nước, của dân tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu được gạn lọc, lựa chọn về đây họp thành trang phục của Người. Bộ trang phục thật giản dị thanh cao. Những món ăn đậm hương vị quê nhà, những sản vật thân quen tinh túy của đất Việt từ ngàn xưa để lại hết sức thân thương, gắn bó.
Tác giả đã liên hệ cách sống của Bác Hồ với cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cách liên hệ này thể hiện nhiều ý nghĩa:
- Ðây là ba nhân cách lớn, ba nhà văn hoá lớn có lối sống thanh cao, giản dị
- Việc so sánh cách sống của Bác hồ với các bậc hiền triết cho thấy Người rất phương Đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần dân tộc.
Những bậc hiền triết xưa khi gặp thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời đã từ bỏ công danh, tìm đến cuộc sống ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ, gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại CÔn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, hòn đá rêu phơi, bóng mát của rừng thông, trúc xanh mát một màu. Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cuộc sống nơi thôn dã "Một mai, một cuốc, một cần câu" với cảnh thanh bần" Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Bác Hồ tuy không phải là nhà hiền triết lánh đời mà lối sống của Bác in đậm nét đẹp truyền thống rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại.
2. Tổng kết
a. Nội dung: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.Bằng lập luận chặt chẽ, chúng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
b. Nghệ thuật:
- Đan xen giữa tự sự và bình luận
- Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, có sức thuyết phục cao
- Nghệ thuật đối lập, sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, thơ cổ.