Soạn bài Nước Đại Việt ta: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản

a. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. “Yên dân” tức là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà trong hoàn cảnh “quân điếu phạt” Minh xâm lược, muốn dân được yên thì trước hết phải lo “trừ bạo”.

b. Kế thừa: những căn cứ trên hai phương diện lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc

Phát triển: khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã).

c. Hai câu “Từ Triệu, Đinh, Lí, … một phương” có ý nghĩa khẳng định về chế độ, chủ quyền riêng của đất nước Đại Việt ta.

Về hình thức, hai câu có sự đăng đối đối chặt chẽ với nhau, đặt các triều vua nước ta song song và ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. ==tự hào khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa, không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ.

d. Những “chứng cớ còn ghi” được liệt kê trong 6 câu cuối của đoạn trích có giá trị như một bản cáo trạng đanh thép: Hàng loạt tên của giặc được liệt kê liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta ==những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, đổng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh cho chính nghĩa.

e.

Các ý đúng: (1), (2), (4)

Các ý sai:  (3)

g. Trong văn bản Nước Đại Việt ta, đầu tiên tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Muốn cho nhân dân được hưởng thái bình, thịnh trị thì trước hết phải lo trừ bạo, diệt trừ kẻ gian ác.

Lí lẽ: Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố xác đáng: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, có nền văn hóa lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử tồn tại lâu dài qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt.

Dẫn chứng cụ thể trong lịch sử nước Nam:

"Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

…..

Chứng cớ còn ghi”.

Những “chứng cớ còn ghi” này kết hợp với những lí lẽ đầy mới mẻ đã tạo nên sức thuyết phục tuyệt vời cho Nước Đại Việt ta.

3. Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)

a. (1) Kiểu câu của các câu trong đoạn trích là câu trần thuật.

Mục đích nói của mỗi câu:

[1] Trình bày

[2] Trình bày

[3] Trình bày

[4] Điều khiển

[5] Điều khiển

(2) Không phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với mục đích nói. Vì hành động nói có thể thực hiện bằng cách trực tiếp (dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó) và gián tiếp (bằng các kiểu câu khác).

b. (1) – a; (2) – d; (3) – b; (4) – e; (5) – c