Soạn bài làng: Mục C hoạt động luyện tập.
1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn "Làng"
Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: “Ông Hai cúi gằm xuống mà đi". Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:" Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." Ông cảm thấy xấu hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, ngôi làng mà ông coi là niềm tự hào nay lại bán nước theo giặc. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.
2. Chương trình địa phương
a. Những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, cớ, hắn, tui, răng, mụ, nói cứng, kín mình,… Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.
b. Phân loại các cách:
- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân: VD: Bồn bồn, kèo nèo : hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.
Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân: VD: Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam : Mẹ/Mạ/Má
Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. VD: Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam: Hòm (vật đựng đồ dùng)/ Hòm (quan tài)/ Hòm (quan tài)
c. Tác dụng nhằm khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.
d. VD: Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
3. Luyện tập về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Lời thoại của hai người diễn ra dồn dập: câu hỏi hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại "Gì?" Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn "Biết rồi". Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
4. Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Tham khảo các đề: Tại đây