Soạn bài Bắc Sơn: mục C Hoạt động luyện tập.
1. Tổng kết văn học nước ngoài
Bảng tổng kết văn học nước ngoài. Xem tại đây
2. Tổng kết phần Tập làm văn
a (1)
Văn bản tự sự và văn bản miêu tả khác nhau: Văn bản tự sự trình bày các sự việc liên quan với nhau thành một hệ thống nhằm biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ. Văn bản miêu tả tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh tập trung trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính bổ ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng để người đọc có tri thức khách quan về chúng.
- Văn bản biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, từ đó tạo ra sự đồng cảm, xúc động ở người đọc.
- Văn bản nghị luận và văn bản điều hành khác nhau:
Văn bản nghị luận trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, con người, xã hội thông qua các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
Văn bản điều hành trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí; nêu các nguyện vọng; trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau.
(2) Các kiểu văn bản trên không thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản có mục đích biểu đạt khác nhau, có những yêu cầu về nội dung, phương pháp thể hiện và ngôn ngữ riêng.
(3) Các phương thức biểu đạt thường kết hợp với nhau trong một văn bản: thuyết minh có thể kết hợp với miêu tả; tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm,..
Ví dụ: Đoạn văn sau có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả:
Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. …. anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má".
(4) - Các thể loại: Thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự, kịch, …
- Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.
Ví dụ Truyện ngắn : Phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…, Thơ : Phương thức chủ yếu là biểu cảm.
- Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bài thơ: QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
Anh muốn gì ?
Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…
Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!
(5) Giống nhau: Các kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự cùng dùng chung một phương thức biểu đạt tự sự.
Khác nhau:
- Kiểu văn bản tự sự được dùng trong các loại văn bản khác: văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử...
- Thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch.
(6) Giống nhau: chúng đều biểu hiện cảm xúc của con người.
Khác nhau:
- Kiểu văn bản biểu cảm dùng trong nhiều loại văn bản : điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ...
- Thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch. Thể loại văn học trữ tình thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình mà bày tỏ cảm xúc cúa con người.
Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn, lời văn tràn đầy tính biểu cảm.
(7) Tác phẩm nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm cho bài nghị luận thêm sinh động. Tuy nhiên, phương thức nghị luận là phương thức chủ yếu, chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ.
b. Phần Văn và phần Tập làm văn có mốii quan hệ với nhau:
Văn bản là mẫu để học sinh học phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. Văn bản cũng gợi ý cho học sinh sáng tạo khi làm văn. Tập làm văn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong văn bản
Ví dụ : Trong chương trình học, có những sự kết hợp như : yêu cầu viết 1 bài văn nghị luận, biểu cảm, tự sự…về một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó. Học sinh có thể căn cứ vào cách thức xây dựng luận điểm, cách viết, cách sáng tạo…để tổ chức ý bài văn của mình.
c. Tiếng Việt có vai trò hỗ trợ quan trọng cho việc học phần Văn và Tập làm văn .
Phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại, các phép tu từ,... từ đó học sinh tập làm văn hiệu quả hơn, tốt hơn.
d. Ý nghĩa các phương thức biểu đạt đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn:
- Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
- Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.
- Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.
e. Học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở dựa theo những kiến thức được tổng hợp sau:
1. Văn bản thuyết minh :
- Đích biểu đạt: cung cấp tri thức khách quan đối với vấn đề thuyết minh.
- chuẩn bị: những hiểu biết về đề tài, những tư liệu liên quan.
- Các phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...
- Ngôn từ: chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
2. Văn bản tự sự
- Đích biểu đạt: kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.
- Yếu tố tạo thành: sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.
- Ngôn ngữ: giàu hình ảnh và biểu cảm.
3. Văn bản nghị luận
- Đích biểu đạt: xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó
- Yếu tố tạo thành: luận điểm, luận cứ, lập luận, dẫn chứng.
- Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận: đúng đắn, hợp lí, chân thật, chặt chẽ, khoa học
- Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
B. Thân bài:
Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng:
Tác hại, hậu quả của hiện tượng đời sống:
Nguyên nhân:
Đề xuất giải pháp:
C. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Bài học rút ra.
- Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
B. Thân bài:
Khái quát chung: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, nội dung chính,… và giải thích nhận định nếu có
Phân tích:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2….
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
c) Đánh giá chung
Nêu những giá trị, ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề nghị luận, mở rộng, liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác
C. Kết bài:
- Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
- Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.