Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bảng

a. Bảng thống kê các tác phẩm văn học chữ Hán và chữ Nôm xem tại đây

b. Văn học dân gian:

  • Là sáng tác của tập thể nhân dân (sáng tác vô danh, mang tính tập thể)
  • Khó xác định chính xác thời điểm ra đời
  • Lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sau này được ghi chép lại
  • Có tính không ổn định và thường có dị bản ở các vùng, miền khác nhau, phục vụ cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng.
  • Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

Văn học viết: 

  • Sáng tác cá nhân (tính hữu danh, tính cá thể)
  • Dễ xác định chính xác thời điểm ra đời
  • Lưu truyền bằng văn tự ( văn bản)
  • Không có dị bản.
  • Mang tính thường thức của cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.
  • Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút…

c. Tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong ba thời kì văn học :

– Thời trung đại ( thế kì X – XIX) : Sông núi nước Nam, phò giá về Kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…

– Đầu thế kỉ XX – CMT8 1945 : các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…

– Sau cách mạng tháng Tám: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…

d. Biểu hiện tư tưởng nhân đạo

  • Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.
  • Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người (tài năng, nhân phẩm)
  • Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
  • Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
  • Bảo vệ, bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
  • Khẳng định con người cá nhân.

e. Định nghĩa

  • Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
  • Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và …. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công.
  • Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tương đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  • Truyện ngụ ngôn: là loại truyện mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày.
  • Chèo: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày.

f.

  • Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh
  • Nhân vật có tài năng đặc biệt: em bé thông minh
  • Nhân vật xấu xí: Sọ Dừa
  • Nhân vật ngốc nghếch: chàng Ngốc

g. Quy tắc niêm luật:


1

2

3

4

5

6

 

1

T

T

B

B

T

T

B

2

B

B

T

T

T

B

B

3

B

B

T

T

B

B

T

4

T

T

B

B

T

T

B

5

T

T

B

B

B

T

T

6

B

B

T

T

T

B

B

7

B

B

T

T

B

B

T

8

T

T

B

B

T

T

B

h. Đoạn thơ trong Truyện Kiều tiêu biểu cho việc biểu hiện tâm trạng:

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương,

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

Mối càng vén tóc bắt tay,

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.

 

Ca dao: 

Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

 Ai làm bầu bí đứt dây

Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng.

i.

Tiêu chí

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Lão Hạc

Cách trần thuật

Kiểu hành trạng: tên tuổi, các việc làm, con cháu kế tục như thế nào

Biến hóa, đa dạng : châm đóm hút thuốc, rồi kể chuyện băn khoăn bán chó…

Ngôn ngữ của nhân vật

Thuật lại, các lời đối thoại cũng là thuật lại


Lời đối thoại : trực tiếp

Cách thức miêu tả

Việc miêu tả giản lược, hầu hết chỉ kể sự việc.

Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật.

Mối quan hệ với các nhân vật khác

Được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống

Nhân vật quan hệ với các nhân vật khác bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm               

Điểm nhìn trần thuật

Tác giả

Biến hóa đa dạng giữa nhân vật: khi là ông giáo, khi là Lão Hạc

II) Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

1. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

(1) Những trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng: người thân, bạn bè ở xa nhân dịp sinh nhật hoặc có những niềm vui lớn…

Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi: Khi người thân, bạn bè ở xa gặp rủi ro, mất mát,ốm đau, người thân qua đời, gặp thiệt hại vì nơi ở xảy ra thiên tai

(2) Một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi:

  • Gửi thư, điện chúc mừng : mừng sinh nhật bạn, mừng đám cưới, chúc mừng người nhận được tặng thưởng, lên chức, khi bạn bè/ người thân đi thi và được giải cao…
  • Gửi thư, điện thăm hỏi : chia buồn khi bạn bè, người thân bị bệnh, khi gặp thiệt hại vì nơi ở xảy ra thiên tai…

(3) Thư (điện) chúc mừng nhằm biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt…của người nhận.

Thư (điện) thăm hỏi nhằm động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống.

2. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

a. Nội dung thư (điện) giống và khác nhau

Giống nhau: Nội dung thư (điện) thường bao gồm:

Lí do chúc mừng hoặc thăm hỏi;

 Bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân khi nghe tin.

Đều có các nội dung họ tên, địa chỉ người gửi,người nhận.

Khác nhau:

  • Thư (điện) bày tỏ sự chúc mừng, bộc lộ niềm vui của người gửi điện.
  • Thư (điện) thăm hỏi thể hiện nỗi buồn, sự cảm thông của người gửi.

- Thư (điện) có dung lượng ngắn rất ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, trọn vẹn nội dung.

- Lời văn của thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi có điểm giống nhau là đều ngắn gọn và súc tích.

b. – Lí do cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.

+ Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

+ Nhận được tin bạn mới lập gia đình...

+ Được biết bạn không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi

– Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong của người nhận.

+ Em chân thành gửi lời chúc đến thầy (cô)

+ Mình rất vui mừng.

+ Mình rất lấy làm tiếc.

– Lời chúc và mong muốn của người gửi, lời thăm hồi, chia buồn của người gửi.

+ Lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.

+ Chúc vợ chồng bạn hạnh phúc trăm năm. 

+ Mong bạn nhanh chóng vượt qua nỗi buồn và dồn sức cho thắng lợi ở kì thi sắp tới.

c. Nội dung thư ( điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng/ lời thăm hỏi và mong muốn người nhận sẽ có những điều tốt lành.

Cách thức diễn đạt : ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.