Phiếu bài tập tuần 3 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 3. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.

TUẦN 3

I - Bài tập về đọc hiểu:

Tiếng gà trưa

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục, cục tác... cục ta.."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

 

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

 

Cứ hàng năm hàng năm 

Khi gió mùa đông tới,

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối 

Để cuối năm bán gà 

Cháu được quần áo mới.

 

Cháu chiến đấu hôm nay  

Vì lòng yêu Tổ quốc 

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà 

Vi tiếng gà cục tác 

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?

a - Tiếng gà nhảy ổ kêu “Cục, cục tác... cục ta...”

b - Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm.

c - Tiếng bước chân hành quân rầm rập.

2. Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì ?

a - Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan toả rất xa giữa trưa hè

b - Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh chiến sĩ

c - Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng ban trưa

3. Tác giả nhớ đến hình ảnh người bà giàu lòng nhân ái như thế nào ?

a - Lo lắng mỗi khi mùa đông về, sương muối lạnh giá, đàn gà bị chết

b - Lo chăm đàn gà để cuối năm bán đi mua cho cháu bộ quần áo mới

c - Lo chăm đàn gà để đẻ nhiều trứng, bán đi mua quần áo mới cho cháu

4. Anh chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích gì ?

a - Bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, giữ gìn hạnh phúc của mọi người

b - Bảo vệ làng xóm thân yêu, vì cuộc sống của người bà ở quê

c - Bảo vệ làng xóm, để tiếng gà cục tác ngân vang giữa trưa hè

(5). Em hiểu hai dòng thơ cuối (“Vì tiếng gà cục tác / Ô trứng hông tuổi thơ.”) ý nói anh bộ đội chiến đấu vì điều gì ?

a - Vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của gia đình và người thân

b - Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ

c - Vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương đất nước

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Tiếng Vần 
 Âm đệmÂm chínhÂm cuối
Trẻ    
em   
búp   
cành   
Biết   
ngoan   

b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ ngữ sau, điền dấu thanh và chép lại cho đúng:

yêu quy, tận tuy, luồn cui, thuy triều, hoạ hoăn.

....................................................................................

2. Xếp các từ ngữ sau vào từng ô trống trong bảng cho phù họp : 

chăm chỉ, nhà máy, tiết kiệm, chữa bệnh, nông trường, kiên trì may mặc, sáng tạo, phòng thí nghiệm, xây dựng, bệnh viện, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu đường, có kỉ luật, văn phòng.

Chỉ các nghề nghiệp trong xã hộiChỉ nơi làm việcChỉ những phẩm chất tốt đẹp của con người
   

(3). a) Điền các từ vắng lặng, im lăng, lặng lẽ vào chỗ trống cho thích hợp:

(1) Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Trên cả mây trời trên núi xanh

Mây trắng bồng bềnh trôi.................

Mái chèo khua bóng nước rung rinh.

(Theo Hoàng Trung Thông) 

 

(2) Mênh mang trang giấy trắng phau 

Dạy em kiến thức xa sâu bộn bề

Ngọn đèn sáng giữa trời khuya 

Như ngôi sao nhỏ rọi về chia vui 

Tủ sách ...................... thế thôi 

Kể bao chuyện lạ trên đời cho em. 

(Theo Phan Thị Thanh Nhàn)

(3) Trên thung sâu .....................

Những đài hoa thanh tân

Uống dạt dào mạch đất

Kết đọng một mùa xuân.

 (Theo Trần Lê Văn)

b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.................... (to lớn, rộng lớn, mênh mông) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ.

Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã......................... (hương xót, đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, mà Người đã ra đi .................... (học hỏi, học hành, học tập) kinh nghiệm cách mạng đề "về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự ..................... (say  mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó suốt đời .......... (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.

4. Lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa.

Gợi ý: 

a) Mở bài: 

Giới thiệu: Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối? Vào mùa nào (xuân, hạ, thu, đông / mùa mưa, mùa khô) ? Diễn ra ở đâu? ...

b) Thân bài:

- Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em (bầu trời, nắng, gió, chim chóc,...) có những dấu hiệu gì khác thường?

- Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao? Không khí lúc đó thế nào?...

-Trong lúc mưa, cảnh vật (cây cối, đường sá, nhà cửa,...), âm thanh (tiếng mưa rơi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật ?

- Cơn mưa kết thúc thế nào ? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa ?

c) Kết bài

Cảm nghĩ : Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào (hoặc gợi cho em những điều gì về cuộc sống xung quanh) ?

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

5. Dựa vào dàn ý (phần thân bài) đã lập ở trên, hãy viết một đoạn văn tả cơn mưa. 

Gợi ý: 

- Có thể chọn viết đoạn văn tả cảnh trước cơn mưa (sắp mưa) hoặc lúc bắt đầu mưa / trong lúc mưa / khi mưa kết thúc (sau cơn mưa)

- Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cảnh vật; chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động (thể hiêun sự quan sát tinh tế, bằng nhiều giác quan).

......................................................................................................

......................................................................................................

..................................................................................................... 

B. Bài tập và hướng dẫn giải