Phiếu bài tập tuần 2 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 2. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.
TUẦN 2
I - Bài tập về đọc hiểu
Đất nước mến yêu ơi
Người đã cho con luỹ tre để có cây đàn bầu dân tộc
Với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc ;
Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru,
Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ
Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu
À ơi...à ơi... Lời ru không bao giờ là huyền thoại
Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiến hát ru.
Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng
Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực
Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được
Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung !
Đất nước của tôi ơi ! Đất nước anh hùng
Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt
Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc
Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ.
(Theo Hồ Tĩnh Tâm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào?
a - tiếng trống đồng
b - tiếng khóc
c - tiếng hát ru
2. Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?
a - Tấm Cám, Thạch Sanh
b - Thạch Sanh, Lí Thông
c - Tấm Cám, Lí Thông
3. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?
a - Trường Sơn, Lạc Hồng
b - Trường Sơn, Biển Đông
c - Lạc Hồng, Biển Đông
4. Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì?
a - Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc
b - Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ
c - Đã cho mình dòng máu Lạc hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực.
(5). Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả với đất nước mến yêu ?
a - Tình yêu tha thiết với cảnh đẹp và dáng hình của quê hương đất nước.
b - Lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp.
c - Niềm tự hào về nền văn hoá và truyền thống đánh giặc của cha ông ta.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1) a) Chép vần của những tiếng được in đậm vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Đất nước của tôi ơi ! Đất nước anh hùng
Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
Đất | |||
nước | |||
anh | |||
Trường |
b) Gạch dưới các tiếng:
(1) Có âm chính là u: vũ, thuý, qua, tàu, cuốn, queo
(2) Có âm chính là o: hoà, thọ, ngoằn, ngoèo.
2. Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ ngữ thích hợp ở cột A:
(3). Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điên vào chỗ trống :
Ở cái đầm rộng đầu làng có một............ (tụi, đám, bọn) người đang kéo lưới. Cái lưới uốn thành một hình vòng cung, ...................... (Đồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh) trên mặt nước. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới............ (kề, áp, chạm) vào bờ, một bên bốn người đàn ông vừa........................ (thủng thăng, thong thả, từ tốn) kéo lưới, vừa tiến lùi.......... (sát, gần, kể) nhau. Khoảng mặt nước bị .................... (quây vòng, bao vây, bủa vây) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá............... (trắng muốt, trắng xoá, trắng nõn) nhảy ............ (tót, vọt, chồm) lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh........... (bùng, tốm, tùm).
4. Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 (Tuần 1), viết một đoạn văn tả cảnh theo nội dung đã chọn (cảnh buổi sáng hoặc trưa, chiều trong vườn cây hay trong công viên, trên đường phó, trên cánh đồng, nương rẫy).
Gợi ý
- Đoạn văn cần có câu mở đầu giới thiệu nội dung miêu tả của toàn đoạn (nói về một bộ phận của cảnh trong một khoảng thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc trưa / chiều), VD : cảnh nương rây vào buổi trưa, hoặc cảnh khu vườn vào lúc bình minh đang lên,...
- Tiếp theo câu mở đầu là những câu văn tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định, thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi....) ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hoá để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................