Phiếu bài tập tuần 23 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 23. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt..

TUẦN 23

I- Bài tập về đọc hiểu

Cảnh đẹp Sa Pa

Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.

Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.

Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới.

(Theo Lãng Văn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Sa Pa nằm ở đâu?

a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn

b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn

c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn

2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây?

a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam

b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi

c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây

3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa?

a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ

b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở

c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng

4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì?

a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa

b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa

c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống

a) Tiếng có âm đầu s hoặc x

Bức tranh vẽ cảnh dòng…….dập dờn………..vỗ, những rặng tre……..biếc nghiêng mình……….gương nước, đàn cò trắng…………cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông ……….

b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt

Cảnh sống cơ………trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day……khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công……..để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.

Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải:

a)Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

 

(1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp Thành Phố

b) Đánh dấu phần chú thích trong câu

 

(2) Nhiệm vụ của chúng ta là:

- Học tập tốt

 

- Lao động tốt

c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

 

(3)- Hôm nay ai trực nhật?

- Bạn Lan Phương

Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B:

A

 

B

a) Đẹp người đẹp nết

 

(1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời

b) Đẹp như Tây Thi

 

(2) Nết na quý hơn sắc đẹp

c) Cái nết đánh chết cái đẹp

 

(3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết

b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống ;

  • (1) Hôm qua là một ngày ……
  • (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất …………..
  • (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật ………….
  • (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng……………..

c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét:

Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là…………………………

  • (1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
  • (2) Cái nết đánh chết cái đẹp
  • (3) Đẹp như tiên
  • (4) Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích:

Gợi ý

  • Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung
  • Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả…) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
  • Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả.

B. Bài tập và hướng dẫn giải