Phiếu bài tập tuần 2 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 2. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.

TUẦN 2

I- Bài tập về đọc hiểu

"Ông lão ăn mày nhân hậu"

Người tà gọi ông là "Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.

Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh lắm. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai thấy một nút lạt, một cọng tre, một sợi mây nhỏ.

Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tu tập bàn tắn xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết.

Tôi hồi hộp nghĩ : “Hay là ông lão...”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy gláo cùng trường:

-Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không ?

- Phải đấy ! Ông cụ khái tính đáo để ! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.

Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gây gò. mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.

Tôi ngạc nhiên, hỏi :

- Sao cháu ngồi khóc ở đây ?

- Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giày vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu...

Cậu bé thốn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.

(Theo Nguyễn Khác Mẫn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình :" Ông lão ăn mày"?

a-Lưng hơi còng: tóc bạc quá nửa, má hóp, chân khô đét, tay sạm, mắt còn tinh sáng.

b- Lưng hơi còng: tóc bạc quá nửa; má hóp; chân tay khô đét; đen sạm, mắt vẫn còn tinh

c- Lưng còng; tóc bạc, má hóp, môi khô nẻ; chân tay khô đét, đen sạm; mắt vẫn còn tinh

2. Dòng nào dưới đây nêu dúng hai chi tiết cho thấy cậu bé là người sống có tình có nghĩa?

a- Ngồi bưng mặt khốc ở chố ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu

b-  Thổn thức mãi mới nói được mấy câu, đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn

c- Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khốc ở chố ông cụ mất

3. Đông nào dưới đây nêu đúng và đủ các chỉ tiết cho tháy “Ông lão ăn mày ” là người có lòng tự trọng và biết thương người ?

a- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá ; tự làm việc để kiếm ăn, không xin người khác: cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ

b- Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá để kiếm sống: cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường

c - Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rồ rá : cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên.

4. Câu tục ngữ nào đưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?

a - Chết trong còn hơn sống đục.

b - Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

c - Đói cho sạch, rách cho thơm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống rồi chép lại thành các thành ngữ, tục ngữ:

a. s hoặc x

- .......inh .....au để muộn/.......................................

- .......ương .......ắt da đồng/................................

b. ăn hoặc ăng

-.......... ngay nói th............./

-tre già m....... mọc/........................

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết:

a. Chị ngã em........................

b. Ăn ở có................................ mười phần chẳng thiệt

c. Vì tình vì........................không ai vì đĩa xôi đầy.

d. Ngự chạy có bầy, chim bay có...........................

e. Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một..............................

(Từ cần điền: nhân: nghĩa, bạn, lòng, nâng)

Câu 3:  Tìm từ phức có tiếng hiền điền vào chỗ trống cho thích hợp:

a. Bạn Mai lớp em rất..........................

b. Dòng sông quê tôi chảy.................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

c. Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt.......................

Câu 4:

a) Ghi lại những chi tiết ở đoạn 2(" Có lẽ.....sợi mây nhỏ") trong câu chuyện trên cho thấy :" Ông lão ăn mày" có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách

.................................................................

b.Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc:" Ông lão ăn mày " sắp mất và viết tiếp đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu bé.

.................................................................

B. Bài tập và hướng dẫn giải