Phiếu bài tập tuần 4 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 4. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.

Tuần 4

I- Bài tập về đọc hiểu

Cậu bé người Nhật

Tối 16-3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát lương thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hang người xếp rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hang cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chắc chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm.

 Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc đến người thân.

Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu, rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lượng khô của tôi, khom người cảm ơn.

Tôi nghĩ chác nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu bé ôm túi lương khô để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con để vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.

(Hà Minh Thành)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Tác giả chú ý điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm ?

a - Các học sinh của trường tiểu học

b - Hàng người xếp hàng rồng rắn.

c - Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét.

2. Khi động đất và sóng thần ập đến, cậu bé đã chứng kiến chuyện gì xảy ra với người than trong gia đình?

a - Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước.

b - Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu không kịp thoát thân.

c - Cả hai ý trên

3. Khi người cảnh sát đưa cho túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu bé đã làm gì?

a - Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng

b - Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành

c - Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô rồi tiếp tục xếp hang

(4). Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối câu chuyện (“Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con để vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”) cho thầy điều gì?

a - Cậu sợ người khác phản đối vì bị đổi xử không công bằng.``

b - Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật công bằng.

c - Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống:

a. r, d hoặc gi

Cánh …..iều no ….. ó 

Nhạc trời …..éo vang 

Tiếng  …..iều xanh lúa 

Uốn cong tre làng. 

(Theo Trần Đăng Khoa)

b, ân hoặc âng

Thủy Tinh d……… nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại n…….. đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy Tinh d…`….. d…`….. đuối sức, cuối cùng phải rút lui.

Câu 2: Dựa vào tiếng cho trước, tìm 1 từ ghép, 1 từ láy để ghi vào ô trống trong bảng:

Tiếng

Từ ghép

Từ láy

mới

 

 

đẹp

 

 

sáng

 

 

Câu 3: Xếp các từ ghép dưới đây vào hai nhóm

học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, bạn hữu, an hem, anh trai

  • a) Từ ghép có nghĩa phân loại: …………………
  • b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: …………………

Câu 4: Dựa vào hướng dẫn cột A, hãy lập dàn ý (ở cột B) cho câu chuyện về người con hiếu thảo, theo cốt truyện sau:

Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Khi người mẹ sắp qua đời, bà chỉ mong được ngắm một bông hoa lan rừng có màu ngọc bích. Người con đi vào rừng sâu, vượt qua bao trở ngại khó khan đem về biết mẹ bông hoa như ý.

A

B

a) Mở bài

(Giới thiệu): chuyện xảy ra bao giờ? Nói về ai, về việc gì?

a) Mở bài

 

b) Thân bài

- Sự việc mở đầu câu chuyện thế nào? (Người mẹ sắp qua đời …)

- Diễn biến những sự việc tiếp theo ra sao? (Người con đi tìm hoa lan rừng, những khó khăn phải vượt qua, …)

- Sự việc kết thúc thế nào? (Người con mang bông hoa về biếu mẹ, người mẹ đón nhận bông hoa, …)

b) Thân bài

c) Kết bài

Nêu kết cục của câu chuyện (người mẹ ra sao, người con thế nào, … - có thể kết hợp nêu suy nghĩ về con người hiếu thảo).

c) Kết bài

B. Bài tập và hướng dẫn giải