Phiếu bài tập tuần 15 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 15. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!.
Tuần 15
I – Bài tập về đọc hiểu
Tiếng sáo diều
Không biết từ bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tối được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.
Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu. Nhưng tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.
Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy…Ôi, sáo diều…có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này.
(Nguyễn Anh Tuấn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Vì sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?
a- Vì đó là mùa tác giả được nghỉ hè, chơi thả diều
b- Vì đó là mùa tác giả được về quê và chơi thả diều
c- Vì đó là mùa của cánh diều gợi khát vọng tuổi thơ
2. Cảnh thả diều của trẻ em được miêu tả bằng hình ảnh nào?
a- Ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ
b- Đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng
c- Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ
3. Dòng nào dưới đây trực tiếp miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều?
a- Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi.
b- Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè
c- Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã.
4. Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả “sững người” ?
a- Vì đó là âm thanh gợi nhớ đến mùa hạ vui chơi của tuổi trẻ
b- Vì đó là âm thanh gợi ra không khí yên bình của đồng quê
c- Vì đó là âm thanh gợi ra kí ức tuổi thơ in dấu suốt cuộc đời
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Ghi lời giải câu đố vào trong ngoặc đơn sau khi điền vào chỗ trống:
a)
Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
Gà không đẻ…….cây
Mà sao cây có………
Trứng không có lòng trắng
………….toàn lòng đỏ thôi
Gà mẹ chẳng phải ấp
Trứng………….nhờ mặt………..?
(Là quả…………….)
b)
Tiếng chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã
Quả gì nho…..
Chín…..như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xé ………..?
(Là quả……….)
Câu 2. Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải:
a)………………………. |
Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, dùng bạt hoặc vải làm mái che. |
b)………………………. |
Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi |
c)………………………. |
Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải bông…. |
Câu 3. Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp:
Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi:
- Ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không?
- Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp.
Việt hỏi tiếp:
- Chúng em phải chuẩn bị gì không?
- Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé!
Minh tiếp lời cô giáo :
- Thưa cô, mấy giờ lớp ta bắt đầu tập ạ?
(Viết lại câu hỏi cho phù hợp):
……………………………………………………………………………
Câu 4. a) Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (B) bài văn tả một đồ chơi mà em thích:
A |
B |
a) Mở bài (Giới thiệu đồ chơi em chọn tả) VD: Đó là đồ chơi gì, có từ bao giờ, ai mua hay cho, tặng ?..... b) Thân bài - Tả bao quát (một vài nét về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu làm đồ chơi…) - Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể tả bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc “động” có những điểm gì đáng chú ý, làm em thích thú) c) Kết bài Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về đồ chơi được tả. |
a) Mở bài …………………………………….. …………………………………….. b) Thân bài …………………………………….. …………………………………….. …………………………………….. c) Kết bài …………………………………….. |
b) Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một cánh diều mà em nhớ nhất.
…………………………………………………………………………..