Nội dung chính bài Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô ( 1660-1731): là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn. Ông là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng như: Rô-bin-xơn Cru-xô, Thủ lĩnh Xinh-gơ-tơn, Đại tá Jêc, Rô-xa-na,...
- Tác phẩm: trích từ tác phẩm nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô.
2. Phân tích tác phẩm
a. Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn Cru-xô.
Cảm nhận chung về chân dung mình: Khiến người khác hoảng sợ hoặc cười sằng sặc. => Cách giới thiệu gây ấn tượng: Vừa làm nổi bật sự kì quái của nhân vật, vừa tạo cho người đọc sự tò mò theo dõi.
Trang phục và trang bị của chúa đảo
- Trang phục:
- Đều tự chế tạo bằng da dê, do người mặc tự tạo => Trang phục kì cục, ngộ nghĩnh, hơi lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện lợi trong hoàn cảnh khắc nghiệt ở đảo.
- Trang bị:
- Mang theo tất cả: rìu, cưa nhỏ, túi thuốc và đạn súng, gùi, dù.=> Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh. Không giống của người bình thường, mang dáng dấp của người rừng cổ xưa.
Diện mạo của Rô-bin-xơn:
- Da không đến nỗi đen cháy
- Cặp ria mép to tướng được xén tỉa kiểu người theo đạo Hồi
=> Cách kể dí dỏm, hài hước, so sánh, lối nói cường điệu.
=> Diện mạo từng trải, khắc khổ, có phần kì quái.
b. Đằng sau bức chân dung tự hoạ.
- Cuộc sống: Gian khổ, khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nơi đảo hoang gần xích đạo.
- Tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
=> Có ý chí và nghị lực phi thường, ko khuất phục hoàn cảnh, thông minh, khéo léo, chăm chỉ lao động.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ
1. Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn Cru-xô.
- Mở đầu của đoạn trích, tác giả Giôn Đi-phô-tơn đã phác họa nhân vật Rô-bin-xơn đầy kỳ dị khi phải sống một mình trên một hòn đảo hoang vu. Một người đàn ông phong cách thời trang vô cùng kỳ lại, quái dị khác thường. Ông mặc một chiếc áo được làm bằng da dê áo rất ngắn chỉ dài tới lưng, còn chiếc quần da dê của ông thì dài tới bắp đùi. Trang phục của nhân vật được miêu tả tỉ mỉ từ hình dáng cho đến chất liệu với một giọng điệu khôi hài khiến cho trang phục của Rô bin xơn hiện lên càng kì cục và ngộ nghĩnh biết bao.
- Trang bị của Rô bin xơn là chiếc thắt lưng bằng da dê hai bên lủng lẳng những cưa và rìu. Trên vai của nhân vật lủng lẳng hai túi cũng bằng da dê và khoác súng. Sau lưng anh đeo một chiếc gùi. Một chiếc dù lớn bằng da dê được che trên đầu vô cùng xấu xí. Cách miêu tả cho thấy được bộ dạng Rô bin xơn với những đồ vật cồng kềnh, kì quái.
- Diện mạo của Rô bin xơn hiện lên với nước da không quá đen và hàng ria kiểu theo kiểu hồi giáo dài đến mức kỳ quái. Rô bin xơn đã dị hình lại còn dị tướng. Nhân vật không chỉ di hình mà còn dị tướng. Tuy nhiên đằng sau bức chân dung dị hợm ấy là cả một nghị lực sống, một tinh thần lạc quan, vượt lên trên mọi khó khăn, lao động sáng tạo và có sức mạnh chiến thắng thiên nhiên.
2. Đằng sau bức chân dung tự hoạ.
Robinson ngoài đảo hoang” chính là bức chân dung về nhân vật Robinson khi anh gặp biến cố và phải sống cô đơn một mình trên đảo hoang hơn 10 năm:
- Cuộc sống: đơn độc một mình giữa đảo hoang, thiếu thốn đủ mọi thứ; lương thực thực phẩm, vật dụng cá nhân, luôn đối diện sự nguy hiểm từ thú dữ, chịu sự khắc nghiệt của thời tiết: mưa nắng thất thường.
- Tự lao động nuôi sống bản thân: nuôi dê lấy thịt, sữa uống và làm pho mát, trồng lúa mì, tự làm ra trang phục đồ dùng sinh hoạt phục vụ cuộc sống: bát, đĩa, nồi, chum vại đựng hạt giống v.v.
- Tự trang bị vũ khí để chống lại thú dữ: làm nhà, đào hang, đóng thuyền chuẩn bị vượt biển
- Sống một mình giữa hoang đảo, anh vẫn dành thời gian xén tỉa, chăm sóc bộ ria...,
Từ đó, tác giả ca ngợi sức mạnh, đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
=> Dù trong cuộc sống gian nan chống chọi với đói rét, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật nhưng bằng nghị lực, trí thông minh…quyết tâm sống đã giúp anh vượt lên trên hoàn cảnh bất hạnh để sống lạc quan yêu đời.
3. Tổng kết
- Nội dung: Nói lên cuộc sống khó khăn, gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật tôi khi sống 1 mình trên đảo hoang.
- Ý nghĩa: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
- Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.