Nội dung chính bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng.
- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…
- Dùng câu nối.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
- Liên kết đoạn trong văn bản là sử dụng các từ thay thế, các phương pháp liên kết từ để kết nối các đoạn văn ngắn không liên quan thành một thể thống nhất. Một bài văn, văn bản hoàn chỉnh phải liên kết câu chặt chẽ với nhau.
- Các câu trong đoạn phải nối kết với nhau để triển khai chủ đề của đoạn văn; đến lượt các đoạn cũng phải nối kết với nhau để đảm bảo mạch lạc cho văn bản.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết giúp thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn đó.
- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:
- Sử dụng các phép liên kết là phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép nối.
- Sử dụng các từ có chứng năng liên kết đoạn văn.
- Sử dụng biện pháp quan hệ từ.
- Dùng câu nối.
VD1: Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn xuôi nước ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bấy giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu, ước lệ sáo rỗng, dài dòng luộm thuộm. Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giầu có và đầy sức sống của nhân dân.
Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc. Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan.
Tuy nhiên, nếu như thể loại truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa có cây bút kế thừa.